Mùa lũ bất thường, khó đoán ở ĐBSCL: Cần kịch bản ứng phó dài hơi
20:14 | 28/09/2019
DNTH: Trước tình hình mùa lũ ở vùng ĐBSCL ngày càng khó đoán, bất thường, ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt phụ trách phía Nam (Bộ NNPTNT) cho rằng, vùng lũ ĐBSCL sẽ phải giảm dần diện tích trồng lúa và các cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thấp; khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản…
Hiện nay nước lũ đang dâng cao trên sông Tiền, sông Hậu, một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp đã xả lũ vào đồng nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh, trong khi trước đó, ở một số nơi bà con nông dân nghe dự báo năm nay lũ về muộn nên muốn sản xuất lúa vụ 3. Vậy việc xả lũ vào đồng như thế này có ảnh hưởng gì tới sản xuất của bà con không, thưa ông?
- Đúng là có một số tỉnh đang xả lũ vào đồng, nhưng đấy là những diện tích nằm ngoài đê bao, người dân không sản xuất. Việc xả lũ vào đồng như thế này đã được thực hiện luân phiên 3 năm 1 lần, là sự chủ động mười mấy năm nay của các địa phương chứ không phải lần đầu tiên xảy ra nên không có gì đáng lo.
Tình trạng xâm nhập mặn khiến nông dân vùng ĐBSCL gặp khó khăn trong sản xuất. Ảnh: M.Thảo
Những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến khó lường, vì vậy các tỉnh ĐBSCL đã chủ động đề ra nhiều giải pháp ứng phó phù hợp với đặc thù địa phương mình. Căn cứ vào dự báo thủy văn, các tỉnh đã khuyến cáo nông dân không nên sản xuất lúa vụ 3 (vụ thu đông).
Các tỉnh đều có kế hoạch sản xuất cho vùng xả lũ, căn cứ trên kế hoạch chung của Bộ NNPTNT theo Quyết định 586/QĐ-BNN-TT về việc ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đến năm 2020; Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu (còn gọi là nghị quyết thuận thiên), trong đó trọng tâm là tái cơ cấu ngành trồng trọt.
Theo thống kê, đến nay toàn vùng đã chuyển đổi được 40.000ha đất lúa sang cây trồng khác. Về cơ bản cho thấy hiệu quả kinh tế ở những vùng chuyển đổi đều cao hơn so với trồng lúa.
Tuy nhiên cũng có nông dân chia sẻ bây giờ họ không muốn trồng lúa nữa, có người trồng tới 8 vụ mà không có lãi. Vậy ở những vùng thường xuyên bị ngập vào mùa lũ, nên chăng chúng ta bỏ dần cây lúa, thưa ông?
- Chúng ta cần nắm rõ đặc thù ở vùng ĐBSCL, có những vùng thuần túy trồng lúa từ 50-70 năm nay thì đến giờ vẫn có ưu thế trồng lúa. Đấy cũng là nghề truyền thống của bà con nông dân, họ có kinh nghiệm trồng lúa và ngày càng dễ dàng thích ứng với các điều kiện khô hạn, xâm nhập mặn. Bên cạnh đó, trải qua nhiều năm sản xuất lúa, hệ thống đê bao, cơ sở hạ tầng thủy lợi đã được Nhà nước xây dựng khá đồng bộ mà người dân không cần phải tốn kém đầu tư như với các cây trồng khác.
Nhất là bây giờ, khoa học đã nghiên cứu ra nhiều giống lúa chịu mặn, chịu hạn mà chất lượng vẫn thơm ngon; cùng với bộ giải pháp kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu cũng đang được một số địa phương triển khai hiệu quả.
Hiện nay, Bộ NNPTNT đang triển khai chương trình chuyển đổi trồng lúa bền vững vùng ĐBSCL, mục tiêu của chương trình là vừa giảm chi phí sản xuất, vừa canh tác phù hợp với điều kiện tự nhiên để nghề trồng lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Với tình hình biến đổi khí hậu diễn biến khó lường như hiện nay thì trong tương lai gần, rất có thể có năm chúng ta sẽ không có lũ, hoặc lũ rất lớn, vậy Cục Trồng trọt có những lưu ý như thế nào?
- Đối với sản xuất lúa nói riêng, sinh kế của người dân vùng ĐBSCL nói chung, xác định sẽ phải thích ứng linh hoạt hơn với điều kiện thời tiết, biến đổi khí hậu thời gian tới. Riêng vấn đề lũ nhiều hay ít, còn ảnh hưởng tới cả chất lượng nước sinh hoạt của toàn vùng, do đó câu chuyện thích ứng như thế nào đều đã được Chính phủ, Bộ NNPTNT và các bộ ngành liên quan tính đến.
Đối với lũ ở ĐBSCL, có 4 yếu tố cần quan tâm: Lưu lượng lũ nhiều hay ít; lũ ngắn hay dài; sớm hay muộn; nhiều phù sa hay ít. Yếu tố nào cũng quan trọng nên từ lâu, Bộ NNPTNT nói chung, Tổng cục Thủy lợi, Đài Khí tượng thủy văn Trung ương đều đã có dự báo về lũ cho toàn vùng. Dự báo càng sớm, việc bố trí sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nhất là nước sinh hoạt của người dân sẽ chủ động hơn.
Lũ về nhiều hay ít sẽ quyết định tới toàn bộ chất lượng nước của cả năm đó. Đặc biệt là năm nay, trước dự báo mùa lũ thấp, từ tháng 7/2019, Bộ NNPTNT đã triển khai hội nghị sản xuất lúa thu đông, trong đó đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo các địa phương căn cứ tình hình để chủ động kế hoạch sản xuất phù hợp.
Về nguồn lực đầu tư cụ thể cho vùng lũ ĐBSCL trong thời gian tới, chúng ta chưa có con số cụ thể, nhưng tôi cho rằng Chính phủ có thể đề ra một chiến lược ít nhất là 5 năm về việc hỗ trợ các mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp người nông dân yên tâm sinh sống, sản xuất”. Ông Lê Thanh Tùng |
Tiếp đó, Bộ NNPTNT cũng đã liên tục cử các đoàn công tác đi làm việc tại các địa phương để có ghi nhận đầy đủ về tình hình sản xuất, hạn mặn. Ban đầu, chúng tôi dự định cuối tháng 9 sẽ tổ chức hội nghị triển khai vụ đông xuân, nhưng do thông tin về nguồn nước chưa đầy đủ nên vào đầu tháng 10, Bộ NNPTNT sẽ tổ chức hội nghị này.
Thực tế những năm gần đây, bà con vùng ĐBSCL luôn thấp thỏm do lũ về thất thường, rất cần có những kịch bản ứng phó mang tính dài hạn để sản xuất không bị động, thưa ông?
- Căn cứ theo Nghị quyết 120, ĐBSCL sẽ được tổ chức canh tác nông nghiệp theo phân vùng sinh thái. Cụ thể, vùng thượng nguồn giáp Campuchia là vùng ngập, mùa lũ sẽ trữ lũ chứ không dùng đê để be giữ. Một mặt, người dân chuyển từ canh tác lúa 3 vụ sang 2 vụ.
Mặt khác, chuyển đổi sang các phương thức sản xuất khác như một vụ trồng lúa, một vụ nuôi trồng thủy sản, trồng sen hoặc các cây trồng khác. Vùng trung tâm đồng bằng sẽ chuyển đổi mô hình sản xuất, không ưu tiên lúa nữa mà sang cây ăn trái. Vùng ven biển sẽ không ngăn mặn mà chuyển đổi sản xuất theo hướng coi nước mặn như một nguồn tài nguyên, với các mô hình: Lúa - màu, lúa - tôm, trồng cỏ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nước mặn…
Trong kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 120, Bộ NNPTNT sẽ rà soát điều chỉnh chiến lược, định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng phù hợp với các tiểu vùng sinh thái gắn với 3 nhóm sản phẩm chủ lực, theo thứ tự ưu tiên là thủy sản - cây ăn quả - lúa gạo.
Thời gian tới sẽ giảm diện tích trồng lúa và các cây trồng sử dụng nhiều nước ngọt nhưng giá trị thương mại thấp; khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái; nghiên cứu cung cầu thị trường trong nước và quốc tế để xác định hướng đi cho các ngành hàng chiến lược, theo hướng tăng diện tích nuôi trồng cây ăn quả và thủy sản, giảm diện tích lúa kém hiệu quả…
Xin cảm ơn ông!
Theo Dân Việt
Cùng chuyên mục
- Tags:
- kế hoạch xả lũ /
- vụ thu đông đbscl /
- biến đổi khí hậu phức tạp bất thường /
- chuyển đổi trồng lúa /
- diện tích trồng lúa /
- Mùa lũ bất thường đồng bằng sông cửu long /
- nuôi trồng thủy sản /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao
Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.
Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo
Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...
Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải
Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.
Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường
So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...
Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai
Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...
Mùa thu vàng bên hồ Đại Lải với trải nghiệm nấu nướng thỏa thích, gắn kết tình thân
DNTH: Staycation – Xu hướng du lịch nở rộ dịp 2/9
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...