Mỹ cân nhắc quay lại CPTPP, doanh nghiệp Việt được lợi

10:10 | 28/04/2021

DNTH: Giới chuyên gia nhận định khả năng Mỹ sẽ quay lại Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhờ đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm sang châu Mỹ.

Khả năng Mỹ quay trở lại CPTPP gần đây được giới chuyên gia nhắc tới khá nhiều, nhất là sau khi ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ - người vốn theo đuổi mục tiêu này trong thời gian dài khi còn là phó tổng thống dưới thời Obama. "Dấu hiệu quay trở lại", theo phân tích, ngoài sự quan tâm của chính quyền Tổng thống Biden với CPTPP, còn bởi thương mại của Mỹ với các nước đang giảm mạnh. 

Việc quay trở lại với CPTPP sẽ đem lại nhiều cơ hội cho nước Mỹ trong tăng trưởng, giảm thâm hụt thương mại với các quốc gia. Chính quyền của Tổng thống Biden rất ủng hộ CPTPP nên họ có thể cân nhắc, xem xét về khả năng việc quay lại với hiệp định này.

Tham gia CPTPP sẽ giúp Mỹ củng cố các mối quan hệ chiến lược và kinh tế với châu Á - khu vực đã trở thành động lực cho tăng trưởng toàn cầu và dự kiến sẽ chiếm 50% nền kinh tế toàn cầu vào năm 2040. Chưa kể, bối cảnh Covid-19 càng cho thấy những lỗ hổng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thiết lập chuỗi cung ứng bền vững với các đối tác đáng tin cậy là một giải pháp quan trọng để tăng cường khả năng phục hồi trong các mạng lưới này, và CPTPP đáp ứng yêu cầu này.

Việc Mỹ tham gia CPTPP vẫn "ở thì tương lai", song theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể cân nhắc "con đường vòng nào đó" để tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan, các mối liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng sẵn có của các nước thành viên CPTPP ở khu vực châu Mỹ.

Đây là khu vực tiềm năng, có mối liên kết kinh tế ràng buộc thông qua các hiệp định thương mại tự do. Nên tận dụng tốt các cơ chế liên kết kinh tế và ưu đãi thương mại này, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi, đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu.

Hiệp định CPTPP được phê chuẩn vào 30/12/2018 và có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Mỹ đạt gần 111,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2019. Canada và Mexico được nhắc tới là hai thị trường xuất khẩu "mới nổi" của Việt Nam nhờ CPTPP. Sau hai năm thực thi, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Canada và Mexico tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt 4,4 tỷ USD, tăng 45% và 3,17 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2018.

Ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang Canada tăng 15%, đạt 1,13 tỷ USD, Chile tăng 12% đạt 321 triệu USD, Mexico tăng 17% đạt 931 triệu USD và Peru tăng 35% đạt 134 triệu USD... Kim ngạch xuất khẩu tăng, cơ hội mở rộng, nhưng các doanh nghiệp cần chủ động khi đưa hàng sang các nước khu vực châu Mỹ nhờ CPTPP.

Bởi thực tế vừa qua, nhiều doanh nghiệp quan tâm tới quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu hàng theo ưu đãi CPTPP do đối tác nhập khẩu yêu cầu hơn là sự chủ động tìm hiểu của chính họ. Khi bước vào sân chơi mới, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh, có sự chủ động chuẩn bị bài bản hơn về nhân lực, tài lực để tiếp cận thị trường mới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN