Năm 2018: Kiểm soát lạm phát thành công, hoàn thành mục tiêu

20:56 | 28/12/2018

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017. Mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2018 dưới 4% của Chính phủ đã đạt được.

Chiều qua, ngày 27/12 đã diễn ra buổi họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của Tổng cục Thống kê. Phát biểu tại cuộc họp,  Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017, dưới mục tiêu 4%Quốc hội đề ra. 

Cụ thể, CPI tháng 12/2018 giảm 0,25% so với tháng trước, trong đó, nhóm giao thông giảm nhiều nhất, 4,88%, do ảnh hưởng từ 2 đợt điều chỉnh giảm giá xăng dầu. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,89% do giá gas trong tháng giảm.

Theo Tổng cục Thống kê, 8/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ chủ yếu có CPI tháng 12 tăng so với tháng trước, trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất là 5,76%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,43%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,22%; Thiết  bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%... Riêng nhóm giáo dục giá không đổi so với tháng trước.

Tính chung quý IV/2018 CPI tăng 0,6% so với quý trước và tăng 3,44% so với quý IV/2017. CPI bình quân năm 2018 như vậy tăng 3,54% so với bình quân năm trước. CPI tháng 12/2018 tăng 2,98% so với tháng 12/2017, bình quân mỗi tháng tăng 0,25%.

 Lạm phát cơ bản tháng 12/2018 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2018 tăng 1,48% so với bình quân năm 2017.

 Theo số liệu công bố tại họp báo, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV năm 2018 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,90%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,65% và khu vực dịch vụ tăng 7,61%. Tăng trưởng quý IV/2018 thấp hơn tốc độ tăng trưởng quý IV/2017 nhưng cao hơn tăng trưởng quý IV các năm 2011-2016. 

Năm 2018: Kiểm soát lạm phát thành công, hoàn thành mục tiêu Quốc hội đề ra

Hình ảnh tại họp báo. Ảnh; VGP/Huy Thắng

 GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011 trở về đây, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.

Trong đó, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,89%, là mức tăng cao nhất của giai đoạn 2012-2018, đóng góp 0,36 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành thủy sản đạt kết quả khá tốt với mức tăng 6,46%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 6,01% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2018 duy trì mức tăng trưởng khá với 8,79%, đóng góp 2,85 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực này và là động lực chính của tăng trưởng với mức tăng cao 12,98%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng các năm 2012-2016, đóng góp 2,55 điểm phần trăm. 

Khu vực dịch vụ năm nay tăng 7,03%, tuy thấp hơn mức tăng 7,44% của năm trước nhưng cao hơn so với các năm 2012-2016. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm năm 2018 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,51% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ, cũng là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,92 điểm phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,21%, đóng góp 0,53 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,78%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,85%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,33%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm.

 Thanh Thúy (Thương Trường T/H)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...

DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

XEM THÊM TIN