Năm 2022, dòng chảy chính của kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi
18:26 | 31/01/2022
DNTH: Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo, năm 2022, kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi và lấy lại mức tăng trưởng đã đạt được trong giai đoạn trước dịch bệnh nhờ duy trì nền tảng vĩ mô ổn định năm 2021.
Với hoạt động điều hành giá cả, việc duy trì ổn định nền tảng giá cả của các mặt hàng thiết yếu, trong bối cảnh các chuỗi sản xuất và cung ứng bị gián đoạn do dịch bệnh, đã giúp Việt Nam kiểm soát lạm phát dưới 2%. Ngoài ra, mức dự trữ ngoại hối hơn trên 100 tỷ USD và việc đồng Việt Nam tăng giá khoảng 1% so với USD cũng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh dịch bệnh.
Thêm vào đó, với hoạt động điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa, việc triển khai đồng thời các chính sách, như: giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ an sinh xã hội với giá trị hàng chục ngàn tỉ đồng, nhưng vẫn nỗ lực kiểm soát nợ công, kiềm chế thâm hụt ngân sách và quyết liệt thúc đẩy đầu tư công là những nền tảng quan trọng giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn và phục hồi sau khi dịch được kiểm soát.
“Năm 2021, chúng ta vẫn đảm bảo mức thu ngân sách khá – thu đủ chi, không để thâm hụt quá lớn, làm đủ ăn. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp có một năm thành công khi được mùa được giá. Còn nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định với các chỉ số đều được kiểm soát trong giới hạn. Những yếu tố này đã củng cố niềm tin của các nhà đầu tư với Việt Nam, giúp nguồn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng”, GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá.
Dự báo về những kịch bản tăng trưởng kinh thế Việt Nam trong năm 2022, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo ở mức 6,5%. ADB nhận định: Hoạt động xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng với việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương tự do. Trong khi đó, Ngân hàng HSBC nhận định, kinh tế Việt Nam có thể lấy lại nhịp tăng trưởng GDP ở mức 6,8% trong năm 2022 chủ yếu nhờ đầu tư nước ngoài mạnh mẽ trở lại, tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất và phát triển xanh.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia: “Kinh tế Việt Nam năm 2022 có thể theo 2 kịch bản. Nếu Việt Nam thực hiện tốt Chương trình phòng chống dịch và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023, dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,5-7% (khả năng cao). Còn nếu Việt Nam phòng, chống dịch thiếu nhất quán và chậm triển khai Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, GDP có thể chỉ tăng 5-5,5%”.
Theo Tiến sỹ Cấn Văn Lực thì, Chính phủ cần nhất quán quan điểm chỉ đạo là quyết tâm thực hiện “đa mục tiêu” (chứ không chỉ có mục tiêu kép), gồm vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, đảm bảo năng lực y tế, an sinh xã hội, năng lực chống chịu các cú sốc bên ngoài và tâm thế phục hồi, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong và sau đại dịch. Cần sớm ban hành và thực hiện tốt Chương trình phòng, chống dịch với phương châm nhất quán là “sống chung an toàn với Covid”, trong đó cần quan tâm, có đề án, kế hoạch tổng thể về nâng cao năng lực y tế.
Đồng thời, đẩy nhanh, quyết liệt cải cách, hoàn thiện thể chế; cải thiện thực chất hơn nữa môi trường đầu tư - kinh doanh; kiên quyết tháo gỡ rào cản, vướng mắc sớm nhất có thể.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm thực hiện tốt Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội; kiểm soát rủi ro phát sinh, rủi ro lạm phát, rủi ro tài khóa…
Tiến sỹ Cấn Văn Lực nhấn mạnh: “Đặc biệt, cần hết sức chú trọng tạo điều kiện phục hồi, phát triển DN. Theo đó, cần đẩy nhanh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ; tăng tính gắn kết giữa các khối DN (trong nước với FDI, lớn với nhỏ); hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và tạo điều kiện để một số doanh nghiệp ‘đầu đàn’ dẫn dắt, lan tỏa, đi đầu trong kiến tạo, kết nối các chuỗi giá trị lớn”.
Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng lưu ý một loạt rủi ro mà Việt Nam cần quan tâm: Nguy cơ bất ổn vĩ mô có thể xuất hiện từ hệ thống tài chính do nợ xấu tăng, bong bóng tài sản (đất đai, trái phiếu, thị trường chứng khoán). Những biểu hiện gần đây cho thấy đó mới chính là những rủi ro ‘đặc trưng Việt Nam’ cần lưu ý.”
“Giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn do có nhiều hạng mục, nhiều nguồn vốn, nhiều cơ chế điều kiện khác nhau, nhiều chính sách biện pháp khác nhau (tài khóa, tiền tệ kết hợp cho gói trợ cấp lãi suất), và chưa có sự phân biệt rõ giữa đầu tư công trong khuôn khổ kế hoạch phục hồi kinh tế với đầu tư công trong kế hoạch đã được duyệt. Do vậy, việc thực hiện và giải ngân kịp thời chương trình phục hồi kinh tế là tối quan trọng trong năm 2022 – 2023”, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Châu Á nhìn nhận.
Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực
DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng
DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...
Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm
DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh
DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.
Giảm gánh nợ công
DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...
Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu
DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...