Năm 2025 hạn mặn ở ĐBSCL sẽ cơ bản được khắc phục
10:28 | 16/05/2020
DNTH: Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, các hệ thống thủy lợi liên tỉnh được đầu tư sẽ nhằm mục tiêu điều tiết các nguồn nước để đến năm 2025 sẽ khắc phục cơ bản tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.
Đợt hạn mặn lịch sử
Trao đổi với báo chí mới đây về tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Năm 2019-2020 có thể khẳng định là hạn mặn lịch sử, lớn nhất từ trước đến nay.
Theo đó, trong số liệu quan trắc, thuỷ văn đo được có 3 đặc điểm rất quan trọng. Thứ nhất, hạn mặn 2019-2020 đến sớm hơn so với cùng kỳ trong nhiều năm là hơn một tháng. Ngay từ cuối tháng 11/2019 đã bắt đầu đã có hạn mặn. Thứ hai là hạn mặn vào rất sâu; thứ ba là mặn rút rất chậm, dự báo đến hết tháng 5 mới kết thúc.
Dự báo, hạn mặn tại ĐBSCL đến hết tháng 5/2020 mới kết thúc. (Ảnh minh họa) |
“Đây là những đặc điểm rất lạ, bất thường. Song, năm nay ngành đã chủ động, dự báo rất đúng và sớm”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói.
Cụ thể, từ tháng 9/2019, ngành đã bắt đầu triển khai các hoạt động để phòng, chống hạn mặn nên thiệt hại được giảm xuống mức thấp nhất. Chỉ có khoảng 60.000 ha lúa bị giảm năng suất từ 30-70%. Cây ăn trái không bị ảnh hưởng, chỉ duy nhất ở Chợ Lách (Bến Tre) có khoảng 1,7 ha diện tích cây ăn trái bị ảnh hưởng nhưng bà con đã kết hợp chuyển đổi sang cây trồng khác.
Về nước sạch có khoảng 96.000 hộ dân thiếu nước và có các giải pháp ngay từ đầu, nên có bị ảnh hưởng nhưng không có hộ dân nào không có nước sạch để sử dụng.
Thành công của việc chống hạn mặn năm nay là bởi bộ ngành, chính quyền địa phương, người dân có tính chủ động trong dự báo, thực hiện. Đồng thời, kết hợp nhiều giải pháp, kể cả là giải pháp công trình, phi công trình, cả ngắn hạn và dài hạn.
Cần 30.000 tỉ đồng để giải quyết hạn mặn tại ĐBSCL
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết thêm, Bộ NN&PTNT đang triển khai 11 dự án thủy lợi tại ĐBSCL; đặc biệt là cống Cái Lớn - Cái Bé để điều tiết mặn - ngọt cho toàn bộ tỉnh Hậu Giang và một phần Kiên Giang, Cà Mau.
Những công trình này khi phát huy hiệu quả đầy đủ sẽ tác động đến khoảng 1 triệu ha lúa và cây ăn trái. Cùng với đó vùng nuôi trồng thuỷ sản, nhất là vùng nuôi tôm cũng sẽ được điều tiết. Bởi, hiện nay rất nhiều vùng ĐBSCL, tôm là thế mạnh nhưng chỉ nuôi được 1 mùa do nhiễm mặn quá nặng.
“Trong giai đoạn 2021-2025, chúng tôi đang bàn với các tỉnh để tập trung đầu tư các hệ thống thuỷ lợi liên vùng, mang tính động lực để góp phần vào việc tái cơ cấu nông nghiệp và đảm bảo khắc phục được tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.
Bởi vậy, ngành sẽ đầu tư giai đoạn I của Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé để điều tiết mặn ngọt cho toàn bộ Hậu Giang và một phần của Kiên Giang và Cà Mau; đồng thời nghiên cứu để chuyển nước ngọt cho tỉnh Cà Mau. Các hệ thống thủy lợi liên tỉnh được đầu tư sẽ nhằm mục tiêu điều tiết các nguồn nước để đến năm 2025 sẽ khắc phục cơ bản tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn. Phấn đấu đến năm 2030 sẽ giải quyết được câu chuyện này”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.
Theo đó, dự kiến ngân sách nhà nước bỏ ra khoảng 30.000 tỉ đồng. Ngoài ra, phía Bộ NN&PTNT đang bàn với một số định chế tài chính nước ngoài như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để có một số nguồn vốn vay đặc biệt, giải quyết vấn đề nước sạch sinh hoạt cho ĐBSCL.
Chia sẻ về chiến lược nguồn nước cho ĐBSCL qua các đợt hạn mặn lịch sử, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phân tích, ở ĐBSCL mỗi năm nguồn nước về khoảng 350 tỉ m3; trong đó 2/3 là từ nước ngoài về. Trong khi đó mỗi năm vùng này chỉ dùng hết 20 tỉ m3. Vậy tại sao chúng ta lại thiếu nước, đây là điều vô lý cho vùng này.
Lý do thiếu nước đầu tiên là với thời tiết cực đoan như năm nay, ngay thượng nguồn sông Mekong không có mưa và các nước thượng nguồn cũng bị hạn. Thứ hai là biến đổi khí hậu và nước biển dâng, triều cường lên quá cao nên mặn vào sâu và không rút ra được.
"Vùng này thường thiếu nước từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, chính vì thế bằng các giải pháp điều tiết đảm bảo an ninh nguồn nước, Bộ sẽ cùng với các tỉnh, nhà nghiên cứu tìm giải pháp đầu tư. Những công trình quan trọng sẽ làm trước. Còn những công trình có thể gây ra những tác động ảnh hưởng thì phải tính toán cụ thể và đầu tư sau" - Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết.
Mai Anh
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường
Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao
Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.
Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo
Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...
Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải
Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.
Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường
So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...
Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai
Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...
Mùa thu vàng bên hồ Đại Lải với trải nghiệm nấu nướng thỏa thích, gắn kết tình thân
DNTH: Staycation – Xu hướng du lịch nở rộ dịp 2/9
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...