Nâng cao năng lực thực hiện kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

22:05 | 04/07/2022

DNTH: Theo Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED) Phạm Phú Trường, kinh tế tuần hoàn giúp doanh nghiệp dễ dàng tuân thủ các quy định (địa phương và quốc tế) như luật môi trường, luật carbon... thu hút nhà đầu tư và đem lại nhiều lợi ích kinh tế khác.

Trước đó (từ ngày 30/6 đến 2/7), tại Viện Chính sách Kinh tế Môi trường (Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam) phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) đã tổ chức thành công "Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp".

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế Môi trường phát biểu kết thúc
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế Môi trường phát biểu kết thúc "Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp".

Tại chương trình đào tạo, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường Nguyễn Thế Chinh cho biết, khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp nằm trong chương trình "Tăng cường năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2022".

Hoạt động nhằm góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chủ động thích ứng, chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

"Khóa đào tạo có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Kinh tế tuần hoàn, hi vọng sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc định hướng, khuyến khích, chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam tiếp cận một cách khoa học với khái niệm Kinh tế tuần hoàn", PGS.TS Nguyễn Thế Chinh nói.

Ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam chia sẻ tại
Ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam chia sẻ tại "Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp".

Chia sẻ tại Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Patrick Haverman, cho hay: "chúng tôi có rất nhiều đối tác đã bày tỏ thiện chí trong việc hỗ trợ về kỹ thuật, tri thức để giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam xây dựng mô hình Kinh tế tuần hoàn. Hi vọng rằng, những hoạt động của UNDP tại Việt Nam sẽ nhận được sự hưởng ứng tích cực, qua đó hướng tới mục tiêu chung, vì một hành tinh xanh”.

Ở một góc nhìn khác, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Chất thải, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Thành Yên cho rằng: “chúng ta đã quá quen thuộc với đội ngũ "đồng nát", họ thu gom phế liệu và hỗ trợ rất nhiều trong việc tái chế chúng. Hoạt động này là ví dụ đơn giản nhất cho kinh tế tuần hoàn, và điều mà chúng ta cần làm là nâng tầm khái niệm này lên và đưa nó đến với mọi người dân, mọi doanh nghiệp, hướng tới nền kinh tế xanh", ông Nguyễn Thành Yên bày tỏ”.

Bên cạnh đó, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED) Phạm Phú Trường cho biết, kinh tế tuần hoàn với ý tưởng chủ đạo dựa trên việc giữ các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế càng lâu càng tốt, tạo thành một sự chuyển đổi hoàn toàn từ phương thức hiện tại là “chế tạo, sử dụng và thải bỏ” sang một phương thức mới là “chế tạo, sử dụng, tái sử dụng, tái chế hoặc sửa chữa”.

Theo đó, phương thức này xem chất thải là "nguyên liệu trong quá trình chuyển đổi" có giá trị sử dụng được cho các mục đích khác và giảm thiểu việc quay trở lại môi trường; để tìm các nguồn tài nguyên mới để phát triển các sản phẩm đó.

Kinh tế tuần hoàn là một khuôn khổ giải pháp hệ thống nhằm giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, chất thải và ô nhiễm.

Khảo sát của McKinsey năm 2011 về hoạt động kinh doanh bền vững cho thấy 33% doanh nghiệp (tăng 19% so với năm trước) đang tích hợp phát triển bền vững để cải thiện hiệu quả hoạt động và cắt giảm chi phí, từ đó giảm thiểu chi phí và tăng năng suất. Bởi vậy, các doanh nghiệp phát triển bền vững bằng cách áp dụng kinh tế tuần hoàn sẽ cải thiện hình ảnh thương hiệu và cung cấp cho các doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh.

Kinh tế tuần hoàn giúp doanh nghiệp dễ dàng tuân thủ các quy định (địa phương và quốc tế) như luật môi trường, luật carbon... thu hút nhà đầu tư, đem lại lợi ích về thuế, cải thiện khả năng giữ chân nhân viên, giảm thiểu chất thải, đổi mới sáng tạo được hỗ trợ và khuyến khích bởi tính bền vững, đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh…

Khóa đào tạo mang nhiều ý nghĩa, thiết thực

Là một trong những học viên xuất sắc của khóa đào tạo, chị Lê Thị Ngọc Anh – Quản lý nội dung truyền thông của TH Group nhận định, đây là một khóa học rất bổ ích, đúng nghĩa là nâng cao năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp.

"Những chuyên gia về kinh tế tuần hoàn đến từ các trường Đại học trong và ngoài nước - những người am hiểu chuyên sâu về kinh tế tuần hoàn đã cho chúng tôi nền tảng kiến thức vững chắc. Mô hình kinh tế tuần hoàn tuy mới ở Việt Nam nhưng tại TH True Milk, chúng tôi đã áp dụng mô hình này khá triệt để cách đây khoảng 10 năm.

Tuy nhiên, có những công nghệ mới, định nghĩa mới và nội dung mới về kinh tế tuần hoàn, mà thông qua khóa đào tạo chúng tôi mới được cập nhật.

Chắc chắn rằng, sau khóa đào tạo, năng lực phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao hơn", chị Ngọc Anh chia sẻ.

Anh 03.7 - 1
Ban tổ chức trao chứng chỉ quốc tế về kinh tế tuần hoàn cho các học viên.

Kết thúc "Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp", các học viên đã được trao chứng chỉ quốc tế về kinh tế tuần hoàn.

Ban tổ chức hi vọng rằng, bằng những kiến thức có được về mô hình kinh tế tuần hoàn, các học viên có thể triển khai ứng dụng tại doanh nghiệp của mình, trên cơ sở đó xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp có chung lý tưởng, mang lại lợi ích kinh tế tổng thể, vì một hành tinh xanh.

Viện Chính sách Kinh tế Việt Nam trực thuộc Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến động, đồng thời tình trạng báo động về môi trường toàn cầu rất cấp bách. Với nhiều lợi thế, trách nhiệm của mình, Hội Kinh tế môi trường Việt Nam đã quyết định thành lập ra Viện để giúp đỡ các đơn vị Hội viên của Hội, tham vấn về chính sách, tư vấn phản biện những vấn đề nóng hổi trong bối cảnh chung của đất nước và thế giới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN