Năng lực vận tải hàng hoá, hành khách tăng trên 10%

15:20 | 11/01/2019

DNTH: Đây là một trong những kết quả nổi bật của ngành GTVT được khẳng định tại Hội nghị tổng kết năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ GTVT sáng 11/1 tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tới dự.

 
nang luc van tai hang hoa hanh khach tang tren 10
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dự hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ GTVT. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Báo cáo của Bộ GTVT cho biết, năm qua, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế (chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, đề án…) được tập trung thực hiện có hiệu quả.

Bộ GTVT đã hoàn thành 100% chương trình công tác năm 2018 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ GTVT. Trình Quốc hội sửa Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Luật Đường sắt (theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến quy hoạch). Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 15 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và 4 đề án.

Chất lượng dịch vụ vận tải tiếp tục được cải thiện, sản lượng vận tải tăng cao. Sản lượng vận tải ước đạt 1.634 triệu tấn hàng, tăng 10%; vận chuyển hành khách đạt 4.641 triệu lượt, tăng 10,7% so với năm 2017.

Đáng chú ý là thị trường hàng không Việt Nam năm 2018 tiếp tục tăng trưởng ổn định, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay ước đạt 104 triệu, tăng 10,4%; sản lượng hàng hóa ước đạt 1,5 triệu tấn, tăng 8,9% so với năm 2017. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt xấp xỉ 50 triệu hành khách, tăng gần 11% và gần 410.000 tấn hàng hóa, tăng 28% so với năm 2017.

Đặc biệt, việc triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu vận tải đã mang lại kết quả hết sức tích cực, giúp lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển và đường thủy nội địa tăng mạnh, góp phần giảm tải giao thông đường bộ, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Bộ cũng đã cùng Chính phủ triển khai hiệu quả kế hoạch phát triển logistics, nhờ đó chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) của Việt Nam năm 2018 tăng 25 bậc so với năm 2016, xếp hạng 39/160 nước.

Công tác quản lý đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông có nhiều chuyển biến tích cực. Các dự án trọng điểm của ngành như được đẩy nhanh tiến độ như dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; Dự án cầu Hưng Hà; các dự án xây dựng đường bộ cao tốc: Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận; dự án kết nối trung tâm đồng bằng Mê Kông...

Công tác chuẩn bị triển khai các dự án trọng điểm (như đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông, nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đầu tư xây dựng CHKQT Long Thành, mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất...) đã được Bộ GTVT nỗ lực, quyết tâm thực hiện, bám sát yêu cầu của Chính phủ.

Việc rà soát, xử lý các tồn tại, bất cập tại các dự án BOT được Bộ GTVT tập trung thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và đã đạt được kết quả bước đầu. Theo đó, đã dừng triển khai 13 dự án BOT; cải tạo, nâng cấp các tuyến đường hiện hữu. Tăng tính công khai, minh bạch trong việc quản lý doanh thu tại các dự án BOT thông qua việc tích cực triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng.

Công tác cải cách TTHC tiếp tục được thực hiện hiệu quả. Bộ GTVT đã cắt giảm 80/134 sản phẩm kiểm tra chuyên ngành (chiếm 59,7% vượt 19,4% so với so với yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ) và đơn giản 7 TTHC về kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ GTVT.

Bộ đã phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực GTVT với việc cắt giảm, đơn giản hóa 201 TTHC/486 TTHC của Bộ, đạt 41,3%.

Việc tinh giản tổ chức bộ máy được thực hiện quyết liệt. Đến nay, Bộ GTVT đã giải thể 1 tổ chức tham mưu giúp việc Bộ trưởng và tương đương; giải thể 1 cục, giảm 1 vụ trực thuộc tổng cục; giảm 5 phòng thuộc các cục, giải thể 1 đơn vị sự nghiệp công lập và tiếp tục triển khai tại các tổ chức trực thuộc các cục thuộc Bộ.

Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, Bộ GTVT nhìn nhận việc triển khai một số dự án hạ tầng trọng điểm còn chậm; còn sai sót ảnh hưởng đến chất lượng một số công trình. Đặc biệt, tình hình TNGT năm 2018 tiếp tục diễn biến rất phức tạp, tuy giảm trên cả 3 tiêu chí so với năm 2017, nhưng số người chết vì TNGT vẫn quá cao (8248 người), không bảo đảm chỉ tiêu giảm từ 5-10% như yêu cầu đề ra.

 

 

 

Xuân Tuyến

Theo baochinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN