Năng lượng tái tạo, giải bài toán thiếu điện cho ngành tôm

07:47 | 18/08/2019

DNTH: Ngày 16/8, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu đã diễn ra hội nghị “Thúc đẩy đầu tư năng lượng tái tạo cho ngành tôm Việt Nam”.

Các đại biểu về tham dự Hội nghị cùng chung quan điểm là áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo vào nuôi tôm công nghiệp nhằm tiết kiệm điện, giảm giá thành sản xuất nhằm đảm bảo tính bền vững của nghề nuôi tôm.

Hội nghị thúc đẩy đầu tư năng lượng tái tạo cho ngành tôm Việt Nam.

Việc sử dụng năng lượng tái tạo là mô hình mới thiết thực, ý nghĩa trong việc tuyên truyền tiết kiệm năng lượng. Sử dụng năng lượng xanh một cách hiệu quả, mang lại lợi ích rõ rệt cho môi trường, đáp ứng nhu cầu điện năng cho từng nông hộ.

Đại biểu tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội nghị.

Theo thống kê năm 2017, tổng diện tích nuôi tôm của 10 tỉnh phía Nam (Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận) đạt gần 429.000 ha. Theo đó, sử dụng gần 12.000 triệu kWh. Đến năm 2020, diện tích nuôi sẽ tăng lên hơn 651.200 ha và năng lượng điện tiêu thụ sẽ tăng lên khoảng 30% so với năm 2017.

Các mô hình được trưng bày tại Hội nghị.

Theo đánh giá của Tổng Cty Điện lực miền Nam, việc đầu tư nguồn điện cho nuôi tôm gặp phải nhiều khó khăn. 

Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Điện lực miền Nam Nguyễn Văn Lý cho biết, đơn vị đã đề xuất nghiên cứu và triển khai hệ thống năng lượng mặt trời trong nuôi tôm. Hệ thống điện mặt trời nối lưới trong nuôi tôm đem lại nhiều lợi ích thiết thực. "Việc tận dụng mặt đất, mặt nước trong nuôi tôm để xây dựng công trình giá trị gia tăng, giảm giá thành trong sản xuất, tăng tính cạnh tranh trên thị trường”, ông Lý cho biết thêm.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam khẳng định lợi ích thiết thực của năng lượng mặt trời như giảm nhiệt độ cho một phần ao nuôi tôm.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, Vương Phương Nam cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 12 Cty, 2 đơn vị sự nghiệp, 318 hộ dân đang thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, cùng nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.

Tỉnh Bạc Liêu đặc biệt chú trọng đến việc phát triển năng lượng tái tạo như: Nhà máy điện gió Bạc Liêu (quy mô công suất 99,2MW) đã được đưa vào sử dụng và đang thúc đẩy tiến độ của 4 dự án đã có trong quy hoạch.

Theo TRỌNG LINH

Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

DNTH: Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững

DNTH: Thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ngãi tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, gắn sản xuất liên kết với tiêu thụ. Qua đó từng bước gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho...

Cần những doanh nghiệp “đầu tàu” dẫn dắt nông nghiệp thông minh

DNTH: Việt Nam mới chỉ có khoảng dưới 50 doanh nghiệp được công nhận là “doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao”, dưới 300 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đối tượng có năng lực áp dụng khoa học công nghệ vào nông...

Đây là cách nông dân Bình Phước sống khỏe, ngày càng có thu nhập cao, xuất hiện nhiều tỷ phú

DNTH: Những tỷ phú nông dân, triệu phú nông dân ở Bình Phước ban đầu mò mẫm như người đi lạc trong sa mạc để tìm đường ra. Vấp váp, thất bại…họ đều trải qua. Nhưng từ khi học được “bí kíp” trong chăn nuôi, trồng trọt,...

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

XEM THÊM TIN