Nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao sau xung đột Nga và Ukraine
15:22 | 15/03/2022
DNTH: Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã thay đổi tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu trong vòng chưa đầy một tháng qua và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế toàn cầu . Trước khi chiến tranh bắt đầu thì nền kinh tế Nga là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới (lớn thứ 11 theo số liệu của IMF 2020), là khu vực cung cấp hàng hóa chủ chốt cho nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là năng lượng và thực phẩm.
Tuy nhiên, nhanh như chớp nền kinh tế Nga đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây đang áp dụng ngày càng gay gắt. Các biện pháp trừng phạt được áp dụng bao gồm đóng băng các tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga, các doanh nhân giàu có và một số ngân hàng quốc doanh, ngắt quyền truy cập vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và ngừng hoạt động các dự án của phương Tây đối với các dự án đường ống dẫn khí đốt của Nga trong khu vực.
Có thể nói, tổn thất do các lệnh trừng phạt và cấm vận của các nước phương Tây đối với Nga phần nào sẽ được bù đắp khi giá khí đốt và xuất khẩu dầu thô sẽ cao hơn. Tuy nhiên việc hạn chế thương mại qua nước thứ ba sẽ tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Nga và các đối tác thương mại hiện nay, có thể dẫn đến giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài và dẫn đến dòng chảy vốn đầu tư ra nước ngoài cũng không thể thực hiện sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng dài hạn của nước Nga trong những năm sắp tới. Sự leo thang về cấm vận và trừng phạt trong lĩnh vực năng lượng của Nga cũng sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát cao hơn sẽ xảy ra trên toàn cầu. Các chuyên gia dự báo GDP toàn cầu được dự báo giảm 0.5% vào năm 2022 và gần 1% vào năm 2023 (khoảng 1 nghin tỷ USD so với GDP toàn cầu) sẽ làm tăng chi phí sinh hoạt và gây áp lực hơn nữa với chỉ số tiêu dùng của các hộ gia đình.
Nếu các lệnh trừng phạt được mở rộng đối với sản xuất năng lượng của Nga hoặc Nga giảm lượng xuất khẩu khí đốt của mình sẽ tạo ra một công cụ đòn bẩy cho giá năng lượng của Châu Âu sẽ tăng nhanh, làm tăng khả năng suy thoái kinh tế, cùng lạm phát mạnh mẽ đáng kể bởi chi phí năng lượng tăng cao và nguồn cung cấp eo hẹp cho thị trường toàn cầu. Từ những bất ổn về kinh tế ở Châu Âu đã và sẽ dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội khi tình trạng thiếu việc làm gia tăng và thu nhập thực tế của người dân Châu Âu bị giảm sút do ảnh hưởng bởi sự di cư với số lượng lớn lao động từ hai nước xung đột đang diễn ra hiện nay sẽ là bài toán không hề dễ để có một đáp án đánh giá sự ảnh hưởng, tác động của cuộc xung đột đối với các đối tác thương mại trên toàn cầu trong đó có Việt Nam chúng ta.

Thực tại nền kinh tế Việt Nam
Tại tọa đàm “Doanh nghiệp Việt trước tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine” các chuyên gia kinh tế cũng đã nêu ra nhiều kịch bản bàn luận về sự ảnh hưởng và rủi ro về nguyên liệu do các lệnh cấm vận trừng phạt của phương tây đối với Nga đang trực tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam vì đã gây ra sự thiếu hụt, nâng giá nhiều loại hàng như dầu khí, ngũ cốc và một số khoáng sản chiến lược. Tình trạng này sẽ gây thiếu hụt, chậm trễ và tăng phí trong dây chuyền sản xuất nhiều ngành công nghiệp. Mặt khác, kinh tế toàn cầu sẽ bị đình trệ, lạm phát tăng cao cũng gây ra tính trạng giảm phát môi trường kinh doanh thêm khó khăn cho doanh nghiệp toàn cầu và có xu hướng nhiều tập đoàn kinh tế lớn sẽ rút khỏi nước Nga cũng sẽ tác động mạnh mẽ về lĩnh vực kinh tế và kéo theo nhiều quốc gia đối tác.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, tham gia sâu rộng vào thị trường thương mại tự do trong thời gian qua do vậy chúng ta ít nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô và thị trường giá cả là điều tất yếu.
Qua đánh giá của một số chuyên gia kinh tế Việt Nam thời gian gần đây về tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine không ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam là thiếu cơ sở và chưa phân tích sâu sắc các nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là hệ thống thanh toán SWIFT đã bị chặn, lần đầu tiên được áp dụng đối với Nga chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh và giao dịch thương mại hai chiều với Nga vào khoảng 5,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021, với con số này chúng ta sẽ tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam đồng thời sẽ gây khó khăn trong việc lưu thông tiền tệ trong xuất nhập khẩu và sản xuất hàng hóa.
Đồng thời với tình hình thực tế hiện nay cho thấy chi phí xăng, gas, nguyên vật liệu đã đồng loạt tăng giá trong tuần vừa qua đã gây áp lực lớn đến chi tiêu đối với người dân đồng thời gánh nặng nhân đôi đối với các doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh đang khôi phục sản xuất kinh doanh sau thời gian giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19 vừa qua.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm đã khó khăn trước tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu, thanh toán quốc tế thì giờ đây lại khó khăn vì giá xăng dầu liên tục lập đỉnh và chưa có dấu hiệu dừng lại, điều này sẽ khiến các doanh nghiệp không thể gồng mình giữ giá được nữa. Các ngành khác như dệt may, thép, gỗ … cũng đang trong tình trạng lao đao về mức giá đang lên rất cao do vậy nền kinh tế nước nhà sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số tiêu dùng, tăng trưởng GDP và chỉ số lạm phát sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới
Vấn đề là chúng ta phải theo dõi sát các diễn biến của tình hình chiến sự tác động đến nền kinh tế thế giới như thế nào để phân tích, dự báo, cảnh báo những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam để có những đối sách phù hợp. Kinh nghiệm cho thấy, những cuộc xung đột như vậy khó có thể kết thúc sớm và cho dù có kết thức sớm do nỗ lực, thiện chí của các bên thì hệ lụy của nó sẽ còn kéo dài. Do đó, cần phải có những nỗ lực vượt bậc của các cấp hoạch định chính sách cho tới cộng đồng doanh nghiệp và người dân thì chúng ta mới có thể thực hiện được mục tiêu sớm phục hồi nền kinh tế nước ta sau đại dịch./.
(1)https://www.niesr.ac.uk/blog/what-economic-impact-russia-ukraine-conflict
TS. Nguyễn Hoàng Hiệp (Đại học Lincoln, Malaysia)
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Ukraine /
- nền kinh tế Việt Nam /
- nga /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...