Ngăn chặn đầu cơ, trục lợi vật tư nông nghiệp

20:48 | 10/08/2021

DNTH: Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam trong điều kiện dịch Covid - 19 của Bộ NN&PTNT (Tổ công tác 970) đã có văn bản số 26/BNN-TCT gửi UBND các tỉnh, thành phố Nam bộ về việc tăng cường kiểm tra vật tư nông nghiệp trong tình hình dịch Covid - 19.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, Tổ công tác 970 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Cục Quản lý thị trường, thanh tra Sở NN&PTNT phối hợp các sở, ban, ngành và thành viên BCĐ 389 của tỉnh, UBND các huyện đẩy mạnh công tác kiểm tra toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và chất lượng phân bón trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Tổ công tác 970 cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố giao Cục Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, rà soát các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp, không để tình trạng đầu cơ, trữ hàng tạo khan hiếm giả tạo để kiếm lời.

Tổ công tác cho biết, vật tư nông nghiệp gặp khó khăn trong khâu lưu thông tại các địa phương giãn cách xã hội. Một số mặt hàng, trong đó có phân bón, tăng giá liên tục từ đầu năm 2021, khiến nông dân bị ảnh hưởng trong quá trình sản xuất.

Ngày 7/8/2021, Cục Bảo vệ thực vật đã có báo cáo gửi Tổ công tác, trong đó nêu nguyên nhân chính của việc tăng giá phân bón là do giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển tăng cao. Cục Bảo vệ thực vật cũng dự báo, giá phân bón trong nước cũng như trên thế giới từ giờ đến cuối năm 2021 duy trì ở mức cao.

Văn bản số 26/BNN-TCT nêu rõ, tình hình giá vật tư đầu vào tăng cao; việc kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thực phẩm; tình trạng đầu cơ, tích trữ tạo khan hiếm giả tạo để tăng giá thu lợi... đang là vấn đề bức xúc, làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, môi trường và sức khỏe người dân.

Để sớm ổn định sản xuất, Tổ công tác 970 đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, nhưng cần tránh gây phiền hà cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT sẵn sàng đứng ra làm đầu mối, phối hợp với Tổ công tác của Bộ Công Thương để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Xem bài: Ngăn chặn đầu cơ, trục lợi vật tư nông nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

Nông dân "thất bát" vì hồ tiêu mất mùa

DNTH: Vào thời điểm đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch tiêu năm 2025, nhiều hộ dân tại các vùng trồng tiêu lớn của tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với vụ mùa "thất bát" nhất trong những năm trở lại đây. 

XEM THÊM TIN