Ngân hàng chủ động miễn, giảm lãi, cơ cấu nợ với đối tượng thiệt hại do COVID-19

19:35 | 12/03/2020

DNTH: Tinh thần chung tạo điều kiện thuận lợi nhất để các ngân hàng thương mại (NHTM) được chủ động tái cơ cấu các khoản nợ đến hạn đối với doanh nghiệp, nhưng vẫn bảo đảm sự hỗ trợ đến đúng địa chỉ các đối tượng bị thiệt hại do COVID-19. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đến lúc này chưa điều chỉnh các mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2020.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú trao đổi  về các giải pháp hỗ trợ với thiệt hại do COVID-19. Ảnh:VGP/Huy Thắng.

Đây là ý kiến của Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú khi trao đổi với báo chí về Thông tư số 01/2020/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ban hành ngày 12/3 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19.

Ông Đào Minh Tú cho biết: NHNN tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) chủ động cơ cấu, gia hạn các khoản nợ, miễn giảm lãi suất, phí đối với các đối tượng bị thiệt hại do dịch COVID-19.

Là người quyết định cho vay, các TCTD nắm rõ nhất việc cơ cấu như thế nào, tác động tới các kế hoạch tài chính của ngân hàng và các vấn đề khác liên quan.

Đó cũng là điểm khác biệt so với các chính sách của NHNN trong thời gian trước đây, cụ thể hướng dẫn mới có quy định linh hoạt và đồng bộ hơn gói hỗ trợ cấp bù lãi suất hồi năm 2009.

Theo lãnh đạo NHNN, Thông tư lần này được ban hành nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Thông tư đảm bảo cơ sở pháp lý hướng dẫn các TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp, người dân vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Điều 4 của Thông tư quy định nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là số dư nợ gốc và/hoặc lãi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như: phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch bệnh COVID-19; khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch bệnh COVID-19.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về tiêu chí để xác định số dư nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, trong đó phải có tiêu chí khách hàng bị sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch bệnh COVID-19 .

Về miễn, giảm lãi, phí, Điều 5 của Thông tư quy định TCTD quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1 đến ngày liền sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch bệnh COVID-19  và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi do sụt giảm doanh thu, thu nhập bởi dịch bệnh COVID-19 .

Về giữ nguyên nhóm nợ, Điều 6 của Thông tư quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của NHNN tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/1 trong thời gian cơ cấu lại (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi quy định Thông tư này và TCTD phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo thời hạn đã được cơ cấu lại theo quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD mà không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

Ngoài ra, Điều 7 của Thông tư quy định cụ thể trách nhiệm của TCTD phải ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định: Dù phân quyền cho các TCTD trong việc hỗ trợ, các đơn vị của NHNN sẽ có trách nhiệm trong việc thanh tra, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình các TCTD thực hiện, điều này thể hiện ở Điều 8 trong Thông tư.

Trước một số câu hỏi của báo chí về vấn đề tăng trưởng tín dụng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, đến thời điểm này, dù tình hình diễn biến phức tạp, nhưng Chính phủ vẫn nhưng điều chỉnh các mục tiêu về kinh tế vĩ mô, do đó, NHNN chưa đề cập đến vấn đề tăng trưởng tín dụng, nỗ lực tối đa bảo đảm duy trì hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Ông Đào Minh Tú cũng chia sẻ thêm: Trong thời gian tới, lãnh đạo NHNN đang cân nhắc đến việc điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, tạo điều kiện các TCTD có thêm các nguồn lực, có nguồn vốn với giá “rẻ hơn” để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp bị thiệt hại do COVID-19. 

Huy Thắng

chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ngành chế biến gỗ dự thu 17 tỷ USD, xuất siêu hơn 13 tỷ USD

DNTH: Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện tốt Kế hoạch phát triển rừng năm 2024; thông tin, khuyến cáo kịp thời cho các địa phương về mùa vụ trồng rừng và hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng...

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...

DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

XEM THÊM TIN