Ngân hàng đối mặt nguy cơ nợ xấu quay trở lại
09:41 | 19/05/2021
DNTH: Báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, năm 2020, hơn 70% ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng. Xu hướng này chưa dừng lại trong quý I/2021, khi nợ xấu tuyệt đối không ngừng tăng cao.

Covid-19 đang làm suy giảm chất lượng tài sản của các ngân hàng, nợ xấu tăng lên rõ rệt. Ông Nguyễn Trọng Du, Phó chánh thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho hay, từ cuối năm 2017 đến tháng 7/2020, nợ xấu toàn hệ thống luôn được duy trì dưới 2%. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch, từ tháng 8/2020, nợ xấu đã tăng lên trên 2%.
Trong văn bản vừa được gửi tới các tổ chức tín dụng, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nêu rõ: “Qua công tác theo dõi, giám sát tình hình hoạt động năm 2020, NHNN nhận thấy, một số tổ chức tín dụng có những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro như: nợ xấu nội bảng có xu hướng tăng so với cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu của một số công ty tài chính tiêu dùng ở mức cao và tăng lớn so với năm trước; lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tăng lớn so với cuối năm 2019…”.
Báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, năm 2020, hơn 70% ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng. Xu hướng này chưa dừng lại trong quý I/2021, khi nợ xấu tuyệt đối không ngừng tăng cao.
Đáng chú ý nhất là nợ xấu của ACB tăng 60,5%, Vietcombank tăng 47,2%, MB tăng 28,8%, HDBank tăng 20,3%, NamABank tăng 19,2%, PGBank tăng 10,6%...
Tính đến ngày 31/3/2021, tổng dư nợ xấu của 26 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính là hơn 93.200 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cuối năm 2020.
Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB thừa nhận, rủi ro và chất lượng tài sản ở hoạt động cho vay năm 2021 là một câu hỏi rất lớn. “Chúng tôi kỳ vọng năm 2021 sẽ kiểm soát được nợ xấu dưới 1% theo Nghị quyết trình Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, thực tế thì nợ xấu diễn biến theo mức độ tác động của dịch bệnh và một số yếu tố tác động khách quan khác”, ông Hùng Huy cho biết.
Mặc dù tự tin có thể kiểm soát được nợ xấu, song ông Hùng Huy cũng tỏ ra lo ngại với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực du lịch và khách sạn. Được biết, dư nợ khách hàng cho vay lĩnh vực này tại ACB là 9.000 tỷ đồng.
Trong báo cáo vừa đưa ra, Phòng nghiên cứu Global Research của HSBC nhận định, đã đến lúc cần đánh giá lại sức khoẻ của ngành ngân hàng Việt Nam. Theo nhóm nghiên cứu của HSBC, rủi ro nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang gia tăng. Tính cả các “khoản cho vay bị suy giảm giá trị”, nợ xấu ước tính tăng từ dưới 5% vào năm 2019 lên 7% năm 2020.
Không chỉ nợ xấu nội bảng tăng lên, mà nợ xấu tiềm ẩn từ nợ cơ cấu của các ngân hàng cũng đang khá lớn. Theo PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, chính sách cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ, không chuyển nhóm nợ để hỗ trợ doanh nghiệp theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và Thông tư số 03/2021/TT-NHNN khiến một phần nợ xấu đang ở dạng tiềm ẩn và sẽ dần dần hiện hình khi thời hạn của các thông tư này kết thúc.
Thông tư số 03/2021/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực từ hôm nay (17/5), các ngân hàng buộc phải trích lập dần cho các khoản nợ cơ cấu này. Theo ông Thịnh, trong bối cảnh Covid-19 đang quay lại, các ngân hàng phải chấp nhận hy sinh nợ xấu, tăng cường trích lập dự phòng để tăng sức chống chịu trong tương lai. Lợi nhuận tăng trưởng quý I/2021 là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng tăng trích lập dự phòng những quý tới.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng tỏ ra lo ngại về dư nợ cho vay những lĩnh vực bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh như du lịch, hàng không, khách sạn… Bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng MB cho rằng, kể cả cơ cấu thời gian trả nợ thêm 12 tháng, thì doanh nghiệp các lĩnh vực này vẫn chưa thể trả nợ và cần chính sách đặc thù.
Trước đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng đề nghị, Chính phủ có giải pháp khoanh nợ thời hạn tối đa 2 năm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên mức 2,5 - 3% cuối năm 2021 cùng với trách nhiệm trích lập dự phòng rủi ro tăng thêm trong 3 năm theo Thông tư số 03/2021/TT-NHNN (có hiệu lực từ 17/5/2021). Dù mức độ rủi ro và sức chịu đựng của thị trường tài chính Việt Nam đang ở trung bình khá, song nguy cơ chuyển sang trạng thái rủi ro cao hơn là rất tiềm ẩn, nếu thiếu các biện pháp kịp thời, hiệu quả.
- TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia.

MB tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025
DNTH: Ngày 26 tháng 4 năm 2025 - Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội thu hút sự tham gia của gần 4500 cổ đông, chiếm 71,7643% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết...

Lãnh đạo Techcombank: Sẽ đạt các mục tiêu đề ra, niêm yết cổ phiếu TCBS trong năm 2025
DNTH: Ngày 26/4, Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 của Techcombank (mã: TCB) đã thông qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao với lợi nhuận đạt 31.500 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ tiếp tục nâng vốn điều lệ, sớm đưa công ty chứng khoán...

Cổ đông CC1 chất vấn khi doanh nghiệp lại "lỡ hẹn" với sàn HOSE
DNTH: Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (mã chứng khoán: CC1) tiếp tục là tâm điểm chú ý của giới đầu tư khi tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, doanh nghiệp một lần nữa hoãn kế hoạch niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE.

OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500
DNTH: Ngày 24/04/2025, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES (OPES) lần đầu tiên được vinh danh tại bảng xếp hạng những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ công bố FAST500 do Vietnam Report phối hợp cùng báo VietnamNet tổ...

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong Quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành
DNTH: ngày 24 tháng 4 năm 2025 – Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, tiếp tục khẳng định năng lực vận hành hiệu quả và khả năng thích ứng cao trong bối...

PVcomBank lần đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng phi vật lý
DNTH: Với mong muốn nâng cao chất lượng trải nghiệm thanh toán cho người dùng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai ra mắt thẻ tín dụng quốc tế phi vật lý hoàn toàn mới - PVcomBank Home, không chỉ cung cấp nhiều tiện ích...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...