Ngân hàng lại ráo riết thoái vốn, giảm sở hữu chéo

17:05 | 31/05/2019

DNTH: Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục hối thúc các ngân hàng thương mại rà soát nhóm cổ đông lớn sở hữu 5% vốn điều lệ trở lên tại tổ chức tín dụng (TCTD) khác, để sớm thoái vốn.

Các thương vụ thoái vốn ngân hàng gần đây cũng diễn ra với tiến độ khẩn trương, gấp gáp để rút hết vốn đầu tư ngoài ngành, hoặc giảm sở hữu ngân hàng về giới hạn cho phép.

Đáng chú ý, MobiFone vừa hoàn tất thoái vốn khỏi TPBank khi giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,83% về 0% vốn ngân hàng. Đây là lần thứ ba công ty này bán vốn với giá chào bán là 21.350 đồng/CP, thấp hơn so với giá tối thiểu của lần chào bán thứ hai là 25.230 đồng/CP và rẻ hơn thị giá của cổ phiếuTPB trên sàn hiện giao dịch ở mức 23.800 đồng/CP. Nhờ đó, Mobifone đã thu về hơn 153 tỉ đồng.

MobiFone cho biết, việc chuyển nhượng cổ phần này là nhằm đáp ứng các quy định của cơ quan Nhà nước, đồng thời, cơ cấu lại nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tập trung vào ngành nghề sản xuất chính, cắt giảm tối đa góp vốn đầu tư tài chính.

Sau khi Mobifone thoái hết vốn, TPBank hiện chỉ còn 2 cổ đông lớn là FPT và DOJI với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 9,42% và 8,25% vốn điều lệ.

ngan hang lai rao riet thoai von giam so huu cheo
Ngân hàng cũng đang khẩn trương lên kế hoạch thoái vốn tại các TCTD khác

Không chỉ các công ty bắt buộc thoái vốn mà nhiều ngân hàng cũng đang khẩn trương lên kế hoạch thoái vốn tại các TCTD khác.

Đơn cử, Agribank mới thông báo chuẩn bị bán đấu giá hơn 468.000 cổ phần Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Tại OCB, Vietcombank cũng đã thoái xong vốn sau nhiều lần bán đấu giá cổ phần. Lần gần nhất, Vietcombank đã bán toàn bộ 1,48 triệu cổ phần OCB còn lại, mức giá khởi điểm 18.876 đồng/CP và thu về gần 27,9 tỉ đồng.

Ngoài OCB, Vietcombank đã thoái xong vốn khỏi Saigonbank, Công ty Tài chính Xi măng và đang dần thoái vốn tại Eximbank và MB. Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông 2019 mới đây, lãnh đạo Vietcombank cho biết ngân hàng đã không còn là cổ đông lớn của 2 ngân hàng này sau khi cùng giảm sở hữu tại MB và Eximbank xuống 4,5% vốn.

Với VietinBank, ngân hàng này đã thoái xong vốn tại Saigonbank sau khi chuyển nhượng toàn bộ hơn 15,1 triệu cổ phiếu Saigonbank với giá bình quân 20.204 đồng/CP vào giữa tháng 5 này, thu ròng gần 305 tỉ đồng.

Trước đó, Eximbank đã giảm sở hữu tại Sacombank từ hơn 8% xuống 4,69% trong lộ trình “bóc” dần sở hữu chéo giữa hai nhà băng suốt nhiều năm qua.

Để giải quyết sở hữu chồng chéo,Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết đang chỉ đạo xử lý nhưng do việc thoái vốn phụ thuộc vào việc tìm đối tác nên thời điểm thoái vốn cần tính toán thận trọng để bảo toàn vốn nhà nước.

Mặc dù rốt ráo, song sở hữu chéo vẫn chưa thể xử lý triệt để. Ông Hưng cho biết, sở hữu chéo vẫn tồn tại đối với những trường hợp cố tình nhờ người đứng tên hộ. Thời gian qua, các cơ quan chức năng phải rất nỗ lực mới phát hiện được trường hợp vi phạm tinh vi này. Thực tế cho thấy, sở hữu chéo ngân hàng mặt ngoài đã giảm, nhưng vẫn còn đâu đó bên trong sự lòng vòng, lắt léo của các mối quan hệ, “ẩn mình” dưới nhiều tầng lớp do lợi ích nhóm điều phối. Điều này tiềm ẩn hệ lụy khôn lường cho nền kinh tế.

Theo Huyền Đoàn

KTMT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN