Ngân hàng Vietinbank có nguy cơ sa lầy cùng khoản nợ nghìn tỷ tại Xi măng Công Thanh?
14:16 | 12/12/2018
DNTH: Báo cáo kiểm toán bán niên của Công ty TNHH PwC Việt Nam cho thấy, tại thời điểm 30/6/2018, Công ty CP xi măng Công Thanh (Thanh Hóa) có khoản nợ phải trả lên tới hơn 15.015 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 2.023 tỷ đồng.
Xi măng Công Thanh "lâm bệnh"?
Thành lập năm 2006, với số vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng, sau nhiều lần thực hiện điều chỉnh, số vốn hiện nay của Xi măng Công Thanh là 900 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của Xi măng Công Thanh tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: sản xuất xi măng; clinker; phân đạm; vận tải; khách sạn; resort; sân golf…Được biết, trụ sở chính của xi măng Công Thanh đóng tại thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Cơ cấu cổ đông của Xi măng Công Thanh khá "cô đặc". Ông Nguyễn Công Lý, Chủ tịch HĐQT sở hữu 57,2% cổ phần; Công ty CP Tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai chiếm 10% cổ phần; Financiere Lafarge SA chiếm 5% cổ phần; các cổ đông khác chiếm 27,8% cổ phần.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán bán niên, tại thời điểm ngày 30/6/2018, tổng tài sản của Xi măng Công Thanh là 13.892 tỷ đồng, trong khi đó tổng nợ phải trả là hơn 15 nghìn tỷ đồng. Như vậy, số nợ phải trả của Xi măng Công Thanh đã vượt giá trị tài sản cố định là hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Khoản lỗ sau thuế phát sinh trong kỳ (từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/6/2018) là 352 tỷ đồng. Chính khoản lỗ này đã nâng tổng mức lỗ lũy kế của Xi Măng Công Thanh lên 2.023 tỷ đồng. Điều này cho thấy, Xi Măng Công Thanh có dấu hiệu mất cân đối tài chính. Cũng tại báo cáo kiểm toán, lỗ lũy kế đã vượt vốn điều lệ thực góp 1.123 tỷ đồng.
Trước thực trạng trên, kiểm toán viên Mai Viết Hùng Trân đã nghi ngờ "khả năng hoạt động liên tục" của Xi măng Công Thanh trong bút lục phần “vấn đề cần nhấn mạnh” tại trang 4 bản báo cáo kiểm toán do PwC Việt Nam Báo cáo soát xét mang số hiệu HCM 7510 ngày 18/9/2018.
“Chúng tôi xin lưu ý đến thuyết minh [2.1] của báo cáo tài chính cho thấy, Công ty đã phát sinh khoản lỗ sau thuế là 352 tỷ đồng cho kỳ kế toán kết thúc ngày 30/6/2018. Và cũng tại ngày này, lỗ lũy kế của công ty đã vượt quá vốn góp chủ sở hữu một khoản là 1.123 tỷ đồng Việt Nam. Điều này, cùng với các vấn đề khác [2.1] cho thấy, sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Tuy nhiên, Ban giám đốc Tổng công ty Xi măng Công Thanh đã được ngân hàng chấp thuận tái cơ cấu khoản nợ dài hạn, trái phiếu thường và chi phí lãi phát sinh để có thể đáp ứng khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm sau”, báo cáo kiểm toán cho hay.
Cũng trong bản báo cáo này, số liệu hàng tồn kho cuối kỳ của Xi măng Công Thanh là hơn 365 tỷ đồng, chi phí xây dựng dở dang là hơn 187 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn là gần 480 tỷ đồng. Tổng tài sản cố định của Công Thanh tại thời điểm 30/6/2018 là 13.892 tỷ đồng. Biến động so với thời điểm 31/12/2017 là giảm trừ hơn 29 tỷ đồng.
Tại thuyết minh về các khoản nợ phải trả của tập đoàn (tính đến 30/6/2018) đã tăng thêm 322 tỷ đồng (từ 14.693 lên 15.015 tỷ đồng). Trong đó nợ ngắn hạn là 2.416 tỷ đồng, nợ dài hạn là xấp xỉ 12.599 tỷ đồng. Lỗ lũy kế tính đến 30/6/2018 là 2.023 tỷ đồng.
Điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh tài chính nhiều mảng tối của Xi măng Công Thanh tại báo cáo soát xét này thể hiện mức doanh thu 6 tháng đầu năm niên độ tài chính 2018 tăng lên 1.631 tỷ đồng, tương đương doanh thu cả năm 2017 nhưng vẫn thấp hơn kế hoạch mà Hội đồng quản trị đã đưa ra trong nghị quyết đại hội cổ đông. Tuy nhiên, chi phí lãi vay lên tới gần 400 tỷ đồng trong 6 tháng, chi phí bán hàng 132 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp 48 tỷ đồng (có thể) là nguyên nhân chính khiến Công Thanh tiếp tục lỗ lớn 365 tỷ đồng.
Với chi phí lãi vay trung bình mỗi ngày hơn 2,2 tỷ đồng có thể khiến cho Công Thanh càng sản xuất kinh doanh càng bào mòn lợi nhuận và đẩy doanh nghiệp đến bờ vực vỡ nợ bất cứ lúc nào?
Cũng tại báo cáo tài chính kiểm toán sau soát xét này, kiểm toán viên đã từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán.
Liệu, với tình trạng “sức khỏe” của Xi Măng Công Thanh có vấn đề như hiện nay, đơn vị này có thể đủ sức theo đuổi 9 dự án mà Công Thanh đang thực hiện dang dở với số vốn lên tới hơn hàng chục nghìn tỷ đồng ở Thanh Hóa?
Dư nợ tín dụng khổng lồ 8.105 tỷ đồng của chủ nợ Vietinbank
Lịch sử quan hệ tín dụng giữa Vietinbank và Tập đoàn Công Thanh có nhiều điểm “ly kỳ” khi con nợ Công Thanh càng thua lỗ thì hạn mức tín dụng và tổng mức dư nợ tín dụng của chủ nợ Vietinbank càng phình to.
Tại thời điểm báo cáo tài chính sau soát xét bán niên 2018, dư nợ tín dụng của Công Thanh tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM là 8.105 tỷ đồng. Trong đó, khoản dư nợ ngắn hạn hơn 980 tỷ đồng, vay dài hạn là hơn 4.732 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu là 2.390 tỷ đồng thể hiện tại thuyết minh 17a và 17b trang 25 báo cáo này.
Mặc dù trước đó, kiểm toán liên tục cảnh báo về “sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty” nhưng Vietinbank vẫn liên tục cấp hạn mức tín dụng, gia hạn các khoản vay cho Công Thanh.
Trong diễn biến mới nhất, bằng việc ân hạn thời gian trả nợ từ năm 2017 đến năm 2035, Vietinbank đã “tái cấu trúc” khoản vay lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đó các khoản phải trả dư nợ đến năm 2016 được phân bổ vào thời gian từ năm 2020 đến 2026. Phần lãi vay và dư nợ phát sinh từ năm 2017 sẽ được ân hạn phân bổ trả nợ trong khoảng thời gian từ năm 2027 đến 2035. Đến thời điểm năm 2035, Tập đoàn Công Thanh sẽ phải thanh toán dứt điểm gốc và lãi vay cho Vietinbank.
Liệu Vietinbank có "phớt lờ" hiệu quả thực tế của dự án, các cảnh báo của kiểm toán viên để “hóa giải” những khoản công nợ khổng lồ cho Tập đoàn Công Thanh?
Được biết Vietinbank là ngân hàng TMCP do nhà nước nắm quyền chi phối và có hàng vạn cổ đông là các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Với “con nợ” Công Thanh cùng khoản dư nợ khổng lồ và kết quả kinh doanh rất đáng lo ngại, nhiều người ví von đây là quả bom nổ chậm mà Vietinbank đang ôm “khư khư” trong lòng. Câu hỏi đặt ra là nếu cảnh báo của kiểm toán viên về "khả năng hoạt động liên tục" của Công Thanh trở thành hiện thực thì khoản dư nợ tín dụng lên tới 8.105 tỷ đồng của con nợ này với Vietinbank sẽ được xử lý như thế nào?
Theo Reatimes
Ngành chế biến gỗ dự thu 17 tỷ USD, xuất siêu hơn 13 tỷ USD
DNTH: Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện tốt Kế hoạch phát triển rừng năm 2024; thông tin, khuyến cáo kịp thời cho các địa phương về mùa vụ trồng rừng và hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng...
Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...
DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...
Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực
DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng
DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...
Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm
DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh
DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...