“Ngăn sông” để cứu cá Mát miền Tây xứ Nghệ

16:44 | 28/12/2019

DNTH: Là loại cá đặc sản dân giả của bà con miền tây xứ Nghệ, thịt cá ăn rất thơm ngon, mỡ béo, lại ít xương. Tuy nhiên trong một thời gian dài Cá Mát bị khai thác bừa bãi ngay ở ngay các bãi đẻ. Đứng trước thực trạng đó đã có một địa phương tại huyện miền núi Tương Dương đã “ngăn sông” để bảo tồn và phát triển loại cá này.

Cá mát đang bị tận diệt

Đây là một loại cá sống ở vùng nước ngọt, mình cá có từ 3 đến 6 chấm đen, còn vi cá thì màu hồng. Cá mát nhỏ con chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn. Con to nhất cũng chỉ nặng từ 0,5kg đến 0,8kg. Cá mát sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy xiết, chúng thường bơi kiếm ăn vào ban đêm. Từ chập tối trở đi cá bắt đầu theo nhau đi tìm kiếm các loại côn trùng trên mặt nước, các loại rong tảo bám trong bờ bụi. Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch là mùa cá mát. Cá mát vừa lành vừa bổ như chính cái tên của nó, thịt lại thơm ngon, mỡ béo, ít xương. Cá mát ngon nhất là cái đầu vì đầu cá Mát rất mềm, ăn thấu xương mùi vị thơm ngon, bùi, béo. Đặc biệt, ăn cá mát có tác dụng lợi sữa, hạn chế các chứng bệnh về tim mạch, rất thích hợp cho người già. Có thể nói Cá Mát là món đặc sản được bà con sử dụng thường xuyên và là món ngon dùng để đại khách phương xa. Bởi vậy để có được món ngon đó, ngoài các phương pháp đánh bắt truyền thống, họ sẵn sàng dùng cả mìn và kích điện một trong những cách mang tính chất hủy diệt. Việc đánh bắt cá Mát mang tính chất tận diệt gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc một giống loài cá có nguy cơ tuyệt chủng. Đứng trước thực trạng đó nhiều địa phương đã có nhiều biện pháp để cứu giống loài này nhưng kết quả không như mong muốn. Đến khi UBND xã Tam Hợp, Tương Dương, Nghệ An đề ra phương pháp “ngăn sông” để cứu giống cá này, bước đầu đã cho kết quả đáng ghi nhận.

Khu vực bảo vệ giống cá quý tại địa phương.

          Theo đó, UBND xã ban hành quy chế quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn xã Tam Hợp. Trong đó nêu rõ thành lập các khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở các địa điểm ở bản Phồng, bản Xốp Nặm, bản Văng Môn, bản Huồi Sơn, bản Phà Lõm. Tại các địa điểm này cấm các hình thức đánh bắt thủy sản để bảo vệ nguồn thủy sản chủ yếu bảo vệ giống cá Mát. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Anh Minh, Chủ tịch xã cho biết “Đề án đã đi vào thực hiện được hơn 6 tháng. Ban đầu người dân cũng không đồng tình lắm, nhưng qua nhiều bước vận động tuyên truyền đã nhận được chấp thuận cao trong nhân dân. Dự kiến trong thời gian tới, xã sẽ làm vệ sinh môi trường hai bên dòng suối và đang có kế hoạch phát triển khu vực tồn cá Mát thành điểm tham quan du lịch, kết hợp với kế hoạch phát triển du lịch của huyện

Giống cá này chỉ cần rửa sạch là có thể chế biến món ăn

          Qua quan sát của chúng tôi dù thời gian bảo tồn chưa lâu, nhưng tại dòng suối được bảo vệ đã hình thành các đàn cá đông đúc và có biểu hiện dạn người. Thiết nghĩ chính quyền địa phương ngoài việc bảo tồn giống cá quý hiếm này. Nên thực hiện cải tạo môi trường hai bên bờ suối, thiết lập các điểm dừng chân để du khách có điểm tham quan và thưởng thức ẩm thực của bà con dân tộc. Giữa khung cảnh núi đồi trùng điệp, ngắm đàn cá bơi lội dưới dòng suối trong vắt nhìn tận đáy, ăn món ăn dân dã, mê đắm bên vò rượu cần và trong điệu múa truyền thống sẽ là một trải nghiệm khá thú vị.

                                                                                                     

    Ngọc Giáp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN