Ngành mía đường "mãi không chịu lớn" và nỗi oan khó giải
20:58 | 01/06/2019
DNTH: Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, nhiều chuyên gia về kinh tế và mía đường cho rằng: Sau gần 20 năm ngành mía đường Việt Nam sống chung với định kiến “dù được bảo hộ nhưng mãi không chịu lớn”, đã đến lúc dư luận cần có một cách nhìn khách quan hơn, nhà nước cần có cơ chế, chính sách bài bản hơn để ngành mía đường có thể cạnh tranh, hội nhập công bằng, bình đẳng.
Đừng đổ lỗi do bảo hộ
Liên tiếp những năm gần đây, ngành mía đường gặp khó khăn lớn do giá đường xuống thấp, đường nhập lậu, tồn kho nhiều. Đặc biệt, niên vụ mía đường 2018-2019 là năm thứ ba liên tiếp chịu sự tác động tiêu cực của khí hậu, thời tiết, giá cả, thị trường trong nước và quốc tế. Hàng vạn hộ nông dân trồng mía khốn đốn, sản xuất mía chỉ có thu nhập thấp, một số vùng thua lỗ nặng, nông dân phải bỏ ruộng hoặc chuyển sang cây trồng khác...
10 năm qua ngành mía đường đã đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng để cải tiến máy móc công nghệ nhằm đón đầu hội nhập. Ảnh: T.L
Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, diện tích mía nguyên liệu hiện đã giảm từ 30 - 60% tổng diện tích. Thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp. Tới nay đã có 17/30 nhà máy đường thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu, một số nhà máy phải tạm dừng hoặc có thể phá sản vào cuối năm 2019 và trong năm 2020.
Nhìn nhận về những khó khăn, yếu kém của ngành mía đường, một số ý kiến cho rằng nguyên nhân chính là do công nghệ sản xuất lạc hậu, chi phí sản xuất cao, diện tích nhỏ lẻ, không cơ giới hóa... cộng với thói quen được “nuông chiều”, ỉ lại vào chính sách bảo hộ với ngành hàng thiết yếu...
Tuy nhiên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định, 10 năm qua ngành mía đường đã đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng để cải tiến máy móc công nghệ nhằm đón đầu hội nhập. Đến nay, hầu hết các nhà máy đường trong nước đều có nền tảng công nghệ, kỹ thuật tự động và đạt tầm quốc tế.
“Nói ngành mía đường Việt Nam yếu kém, nhưng trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, giá đường của chúng ta cạnh tranh hơn tất cả các quốc gia, trừ Thái Lan. Và nhìn rộng ra tầm thế giới, chúng ta cũng chỉ thua các cường quốc về mía đường như Brazil do họ có quá nhiều điều kiện tự nhiên ưu đãi” - ông Lê Hồng Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Cần Thơ so sánh.
Về vấn đề bảo hộ, theo lãnh đạo Hiệp hội Mía đường, thực tế hiện nay, trong số 120 quốc gia sản xuất đường trên thế giới, hầu như tất cả các nước đều bảo hộ và trợ giá cho ngành mía đường. Đặc biệt, như Thái Lan, chính sách về đường của nước này can dự sâu vào nhiều khâu quan trọng trong chuỗi sản xuất. Điển hình là trực tiếp chỉ đạo khu vực canh tác, thanh toán trực tiếp cho người trồng mía, cho vay ưu đãi, trợ cấp đầu vào cho các nhà sản xuất, trợ cấp xuất khẩu gián tiếp thông qua giá cả đường nội địa…
“Như vậy, nếu so với các nước, đặc biệt so với Thái Lan, Việt Nam với chính sách bảo hộ không trợ giá, trợ cấp là hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế, thuộc top đầu về hiệu quả so với nhiều quốc gia khác” - ông Đặng Việt Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Sơn La và Kon Tum, nêu quan điểm.
Sẵn sàng hội nhập nếu...
Theo lộ trình cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), kể từ ngày 1/1/2018, mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, với thuế suất nhập khẩu chỉ là 5%.
Thừa nhận việc gia nhập, thực thi Hiệp định ATIGA đối với ngành mía đường là phù hợp, là xu thế tất yếu, tuy nhiên đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng trong bối cảnh ngành mía đường đang chịu nhiều sức ép, đặc biệt là tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường ngày càng gia tăng, không thể kiểm soát… thì việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA theo lộ trình từ 1/1/2020 chắc chắn sẽ càng tạo ra những áp lực lớn hơn đối với ngành mía đường Việt Nam.
Tại văn bản kiến nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ hôm 24/5 vừa qua, Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định nguyên nhân gây ra khó khăn trầm trọng của ngành mía đường Việt Nam tập trung ở việc đối tác chính trong ngành mía đường ASEAN là Thái Lan đã gian lận thương mại ở quy mô quốc tế.
Theo các doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành mía đường, chính sách về đường của Thái Lan can dự sâu vào nhiều khâu quan trọng trong chuỗi sản xuất. Điển hình là trực tiếp chỉ đạo khu vực canh tác, thanh toán trực tiếp cho người trồng mía, cho vay ưu đãi, trợ cấp đầu vào cho các nhà sản xuất, trợ cấp xuất khẩu gián tiếp thông qua giá cả đường nội địa…
“Đường nội địa của Thái Lan được bán và tiêu thụ với giá cao hơn rất nhiều (khoảng 19.000 đồng/kg) so với giá thế giới và gần gấp đôi giá xuất khẩu (khoảng 9.000-10.000 đồng/kg), cho phép các nhà máy đường của họ dư sức xuất khẩu đường ra thị trường quốc tế với bất kỳ mức giá nào” - đại diện của Hiệp hội Mía đường dẫn chứng.
Trong bối cảnh như vậy, nếu thực hiện loại bỏ hạn ngạch thuế quan để thực thi ATIGA đồng nghĩa với việc ngành mía đường Việt Nam phải đối mặt trực diện với sự cạnh tranh bất bình đẳng của đường Thái Lan. Các hộ nông dân trồng mía, doanh nghiệp chế biến đường chắc chắn sẽ chịu tổn hại to lớn, thậm chí ngành mía đường Việt Nam đứng trước nguy cơ bị xoá sổ. Thị trường gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào đường nhập khẩu.
Trước tình thế này, theo đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam và nhiều doanh nghiệp ngành mía đường, vấn đề đặt ra là các cơ quan chức năng cần phải tính toán, phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hệ lụy của việc thực thi ATIGA đến lợi ích người nông dân, công nhân lao động và doanh nghiệp trong ngành mía đường nói riêng, và các ngành hàng khác trên quy mô toàn quốc.
Hôm nay (1.6), Báo NTNN tổ chức tọa đàm: Làm gì để ngành mía đường vượt “bẫy” hội nhập? Làm gì đế gỡ khó cho ngành mía đường, để người nông dân trồng mía yên tâm sản xuất, ổn định đời sống? Làm gì để ngành mía đường Việt Nam thoát ra khỏi “bẫy” hội nhập?... Những câu hỏi này sẽ được đặt ra với các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế và chính các doanh nghiệp ngành mía đường tại buổi tọa đàm với chủ đề “Làm gì để ngành mía đường vượt “bẫy” hội nhập?”, do Báo NTNN/Dân Việt tổ chức sáng 1/6, tại Hà Nội. Tham dự tọa đàm có lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại diện Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, các chuyên gia kinh tế, đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam, nông dân trồng mía và các doanh nghiệp sản xuất mía đường… P.V |
Theo Dân Việt
Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.
Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...
Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.
Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.
Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...
Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...