Ngày hội Du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP tại Bạc Liêu

12:16 | 23/12/2023

DNTH: Tối 22/12, UBND tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức khai mạc “Ngày hội Du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2023”.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều phát biểu khai mạc Ngày hội Du lịch Nông nghiệp, Nông thôn và Sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2023. 
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều phát biểu khai mạc Ngày hội Du lịch Nông nghiệp, Nông thôn và Sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2023. 

Tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, du lịch Bạc Liêu có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, hàng năm lượng khách du lịch tăng trung bình khoảng 15%, tổng thu từ khách du lịch tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dịch vụ du lịch ngày càng phong phú và đa dạng hơn, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch có thương hiệu trong khu vực và cả nước.

Năm 2023, Bạc Liêu đón tiếp khoảng 4,2 triệu lượt khách, với tổng doanh thu khoảng 3.850 tỷ đồng, xếp thứ 4 trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh Bạc Liêu có 11 điểm du lịch tiêu biểu được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận, nhiều nhất trong toàn vùng. Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, khác biệt nhằm nâng cao thương hiệu, tạo sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh như: du lịch văn hóa gắn với Bản Dạ cổ hoài lang và nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; du lịch gắn với thương hiệu Công tử Bạc Liêu; các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh…

Thời gian tới, Bạc Liêu đã xác định du lịch là một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hướng đến mục tiêu trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời, quyết tâm xây dựng thành phố Bạc Liêu trở thành khu du lịch quốc gia, thành phố xanh, sạch, đẹp, văn minh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho rằng, bên cạnh những tiềm năng và thế mạnh về du lịch, thì các sản phẩm OCOP phục vụ cho nhu cầu mua sắm làm quà tặng của du khách cũng yếu tố quan trọng thúc đẩy du lịch phát triển. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 131 sản phẩm OCOP. Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu và thị hiếu của du khách. Các sản phẩm OCOP của Bạc Liêu sẽ ngày càng lớn mạnh, “phủ sóng” ngày càng rộng và mang lại nhiều giá trị hơn cho tỉnh nhà.

Tiết mục văn nghệ tại lễ khai mạc. 
Tiết mục văn nghệ tại lễ khai mạc. 

Ngày hội Du lịch nông nghiệp, nông thôn và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2023 được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 22 - 24/12 với 9 hoạt động đa dạng, phong phú. Thông qua các hoạt động của Ngày hội, Bạc Liêu mong muốn giới thiệu, quảng bá các nét đặc sắc về văn hóa, du lịch của tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế; tạo điều kiện tăng cường kết nối tour, tuyến, thu hút du khách; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là du lịch nông nghiệp - nông thôn, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chuỗi giá trị, cải thiện thu nhập và đời sống khu vực nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt, Ngày hội được tổ chức cùng với thời điểm tỉnh Bạc Liêu công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo TTXVN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp

DNTH: Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, với công nghệ ngày nay, không khó để tưởng tượng các nhà khoa học có thể chế tạo một robot diệt cỏ dại trên các cánh đồng canh tác rộng lớn.

Giảm lệ thuộc hóa chất, bước chuyển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên đang dần cạn kiệt, môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng, ngành nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thiên nhiên đang đứng trước những thách thức to lớn. Đằng sau mỗi mùa vụ bội thu...

SMEs: Động lực mới cho nông nghiệp thông minh

DNTH: Trong khi các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường, thì hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) lại là lực đẩy âm thầm nhưng bền bỉ trong việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và lan tỏa giá trị địa...

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi tư duy và phương thức canh tác bền vững

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

XEM THÊM TIN