"Ngộp thở" đi qua những tuyến đường bụi mù ở HN, trong những ngày chất lượng không khí xấu

08:58 | 30/09/2019

DNTH: Chất lượng không khí tại thủ đô Hà Nội đang ở mức đáng báo động nhất là tại 1 số tuyến đường lớn đang trong quá trình thi công như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh....

Những ngày vừa qua, dư luận dành nhiều sự quan tâm tới mức độ ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà Nội. Theo bảng xếp hạng thành phố được quan trắc của ứng dụng AirVisual, được đo sáng 26/9, thì Hà Nội xếp thứ 1, vượt cả Jakarta của Indonesia.

Song đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT Hà Nội) đã khẳng định trên báo Thanh niên, không có việc Hà Nội là “thành phố ô nhiễm nhất thế giới”.

Theo vị này, trang web của Air Visual lấy duy nhất số liệu quan trắc không khí từ trạm Đại sứ quán Mỹ, trạm này nằm trên trục đường giao thông lớn, xung quanh có nhiều công trình xây dựng nên để đại diện cho toàn TP Hà Nội thì không chính xác.

Vị đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường cho rằng, không khí tại Hà Nội xấu trong những ngày gần đây do thời điểm giao mùa, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm nhiều gây ra hiện tượng sương mù bao bọc toàn TP. Sương mù làm giảm độ khuếch tán, phát tán các chất ô nhiễm trong không khí, đặc biệt là bụi PM2.5.

Ghi nhận của PV tại những trục đường có mật độ giao thông lớn như Minh Khai, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng..., khói bụi bốc lên mù mịt. Cùng với tắc đường, bụi và khí thải từ phương tiện tham gia giao thông khiến người đi đường "ngộp thở".

 Ngộp thở đi qua những tuyến đường bụi mù ở HN, trong những ngày chất lượng không khí xấu - Ảnh 1.

Tại khu vực đường Phạm Văn Đồng, PV ghi nhận tình trạng khói, bụi bốc lên mù mịt. Đặc biệt, đây là đoạn đường thường xuyên xảy ra ùn tắc kéo dài.

 Ngộp thở đi qua những tuyến đường bụi mù ở HN, trong những ngày chất lượng không khí xấu - Ảnh 2.

Người dân Thủ đô từ lâu đã gán cho con đường này biệt danh “đại công trường”. Được biết, dự án cao tốc trên cao trên đường Phạm Văn Đồng được khởi công đầu năm 2018, tới nay đang tiếp tục thi công.

 Ngộp thở đi qua những tuyến đường bụi mù ở HN, trong những ngày chất lượng không khí xấu - Ảnh 3.

Đi qua đoạn đường này vào giờ cao điểm là một “cực hình” với người dân. Cát, đá sỏi từ công trình xây dựng, cộng với khí thải ra từ các phương tiện giao thông, khiến không khí ngột ngạt, người đi đường "ngộp thở" tìm cách che chắn.

 Ngộp thở đi qua những tuyến đường bụi mù ở HN, trong những ngày chất lượng không khí xấu - Ảnh 4.

Không chỉ có Phạm Văn Đồng, đường Trường Chinh (Hà Nội) cũng luôn trong tình trạng ô nhiễm, khói bụi.

 Ngộp thở đi qua những tuyến đường bụi mù ở HN, trong những ngày chất lượng không khí xấu - Ảnh 5.

“Con đường đau khổ” ngổn ngang vật liệu xây dựng.

 Ngộp thở đi qua những tuyến đường bụi mù ở HN, trong những ngày chất lượng không khí xấu - Ảnh 6.

Khẩu trang, đồ bảo hộ là những đồ vật không thể thiếu khi đi qua đoạn đường này.

 Ngộp thở đi qua những tuyến đường bụi mù ở HN, trong những ngày chất lượng không khí xấu - Ảnh 7.

Gần đường Trường Chinh, đường Minh Khai cũng “chịu chung số phận” ô nhiễm ,khói bụi.

 Ngộp thở đi qua những tuyến đường bụi mù ở HN, trong những ngày chất lượng không khí xấu - Ảnh 8.

Không chỉ vậy, tình trạng rác thải đổ “lộ thiên” đang khiến người dân lo sợ về vấn đề nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị

 Ngộp thở đi qua những tuyến đường bụi mù ở HN, trong những ngày chất lượng không khí xấu - Ảnh 9.

Mùi rác thải bốc lên làm nhiều người “không thể thở nổi”

 Ngộp thở đi qua những tuyến đường bụi mù ở HN, trong những ngày chất lượng không khí xấu - Ảnh 10.

Theo thông tin từ AirVisual, điểm quan trắc không khí tại Hàng Đậu (Hoàn Kiếm), chỉ số AQI ở mức 160 – ngưỡng chất lượng không khí kém.

 Ngộp thở đi qua những tuyến đường bụi mù ở HN, trong những ngày chất lượng không khí xấu - Ảnh 11.

Một điểm quan trắc không khí khác tại đường Láng Hạ (Hà Nội) có chỉ số AQI ở mức 146 – ngưỡng chất lượng không khí trung bình, gây ảnh hưởng tới một số nhóm người.

 

Theo Nguyễn Hiếu/Trí Thức trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao

Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.

Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo

Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...

Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải

Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.

Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường

So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...

Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai

Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...

XEM THÊM TIN