Ngược đời như Tổng công ty Sông Hồng: Hậu cổ phần hoá làm ăn bết bát, âm vốn điều lệ hơn 600 tỷ, nguy cơ mất trắng vốn nhà nước
10:47 | 14/09/2019
DNTH: Các công trình, công việc chuyển tiếp từ năm trước sang rất ít do công ty lỗ luỹ kế lớn, âm vốn chủ sở hữu và nợ nhóm 5 tại ngân hàng nên không đủ điều kiện về năng lực để tham gia các gói thầu.
Một trong các mục tiêu cổ phần hoá ngoài việc thu về thặng dư vốn cho Nhà nước còn nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên có một trường hợp hy hữu là Tổng công ty Sông Hồng.
Sau 9 năm cổ phần hoá và đã giao dịch trên UpCom, Tổng công ty sông Hồng gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ xin bán vốn ngay trong năm 2019 trước khi chuyển về SCIC vì Tổng công ty này đã âm vốn điều lệ đến 600 tỷ, lỗ luỹ kế hơn 900 tỷ đồng, nguy cơ mất trắng vốn Nhà nước.
Tổng công ty Sông Hồng ra đời cách đây 60 năm, tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, trực thuộc Bộ Xây dựng. Công ty này đã xây dựng một loạt các công trình lớn như nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)...các khu chung cư ở Hà Nội như Kim Liên, Giảng Võ...
Tổng công ty Sông Hồng IPO vào tháng 11/2009 với giá khởi điểm 14.000 đồng/cp, khi đó nhà đầu tư đã sẵn sàng trả giá 22.290 đồng/cp để mua 6,7 triệu cổ phần chào bán. Tuy nhiên sau 10 năm, giá cổ phiếu của Tổng công ty trên sàn Upcom với mã SHG chỉ còn 2.600 đồng/cp và bị mất thanh khoản do nằm trong diện hạn chế giao dịch do chậm công bố công tin.
Theo số liệu báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm 2019, Tổng công ty Sông Hồng lỗ luỹ kế 940 tỷ trên vốn chủ sở hữu 270 tỷ, như vậy Tổng công ty đang bị âm vốn điều lệ 612 tỷ đồng. Các khoản tiền và tương đương tiền của Tổng công ty còn 7 tỷ đồng, tổng tài sản ngắn hạn 535 tỷ trong khi các khoản phải thu lên đến 321 tỷ, nợ phải trả ngắn hạn hơn 1.123 tỷ đồng. Công ty đang bị âm vốn điều lệ và kiểm toán cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắn chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Doanh thu của tổng công ty trong 6 tháng đầu năm 2019 mặc dù tăng gấp 3 cùng kỳ năm trước cũng chỉ đạt 26,5 tỷ đồng, lỗ sau thuế 32 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh của Tổng công ty sông Hồng hậu cổ phần hoá, kể cả ở thời điểm đỉnh cao như năm 2011 hiệu quả kinh doanh của công ty rất thấp và thua lỗ triền miên
Trong báo cáo soát xét 6 tháng của Tổng công ty Sông Hồng, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 45 ngày 12/4/2018 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội về việc Tổng công ty phải tiếp tục trả khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc 95,43 tỷ đồng chưa thanh toán cho công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC).
Trong suốt từ năm 2012 tới nay, tổng công ty Sông Hồng không thể tăng vốn, thậm chí đầu năm 2019 công ty phải giảm vốn điều lệ từ 270 tỷ xuống 204,78 tỷ do nhà nước giảm vốn để Tổng công ty thực hiện chuyển Trường trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Sông Hồng về trực thuộc Bộ Xây dựng. Hiện Nhà nước vẫn đang nắm 49% cổ phần ở Tổng công ty này.
Các khoản đầu tư vào công ty con thua lỗ triền miên, tổng giá trị đầu tư 270 tỷ đồng hiện còn 65 tỷ, đã trích lập dự phòng 220 tỷ.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng, Tổng công ty Sông Hồng cho biết, trong vài năm gần đây, công ty không triển khai được dự án đầu tư cũng như không có hợp đồng thi công xây lắp mới nên tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh không có cơ hội để phục hồi cả trong ngắn hạn và dài hạn. Các công trình, công việc chuyển tiếp từ năm trước sang rất ít do công ty lỗ luỹ kế lớn, âm vốn chủ sở hữu và nợ nhóm 5 tại ngân hàng nên không đủ điều kiện về năng lực để tham gia các gói thầu.
Bên cạnh đó, công ty này cũng cho biết đang phải thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật với số tiền phải thi hành án là 238,4 tỷ đồng phải trả cho Ngân hàng SHB và Tòa án Q.Tây Hồ chuẩn bị đưa ra xét xử vụ Ngân hàng Oceanbank khởi kiện buộc Tổng công ty phải trả nợ vay thi công công trình Nhiệt điện Vũng Áng I với số tiền cả gốc và lãi khoảng 470 tỷ đồng.
Theo hợp đồng ký kết vào năm 2009 giữa Tổng công ty Sông Hồng và Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama), giá trị hợp đồng thi công của Tổng công ty cho hạng mục của dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I là 1.315,8 tỷ đồng. PVN đã chấp thuận chi phí phát sinh chưa lường hết của toàn bộ công trình khoảng 1.090 tỷ đồng và phê duyệt Tổng mức đầu tư điều chỉnh lần 2 dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 là 33.576 tỷ đồng. Do đó, giá trị dự toán với hạng mục xây dựng của Tổng công ty Sông Hồng tăng 214 tỷ so với hợp đồng đã ký. Sông Hồng đề ngị PVN xem xét điều chỉnh tăng giá trị phát sinh của dự án này. Tổng công ty đang trong quá trình làm việc với PVN để thống nhất khối lượng đã làm.
Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một thời gian rất ngắn nữa thì Tổng công ty cổ phần phần Sông Hồng chắc chắn sẽ buộc phải tuyên bố phá sản và mất toàn bộ phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty.
Tổng công ty kiến nghị Thủ tướng để Bộ Xây dựng phê duyệt hồ sơ thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty và thực hiện thoái vốn ngay trong năm 2019, nếu chuyển giao về SCIC thì quá trình đấu giá sẽ phải thực hiện lại từ đầu dẫn đến việc thoái vốn nhà nước khó thành công. Mức định giá Tổng công ty thời điểm 31/12/2018 là 3.000 đồng/cp, Tổng công ty cho biết một số nhà đầu tư sẽ tham gia đấu giá công khai mua cổ phần Sông Hồng với mức giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần và đề nghị thực hiện ngay trong năm 2019.
Tâm An
Theo Trí thức trẻ
Cùng chuyên mục
- Tags:
- mất trắng vốn nhà nước /
- Tổng công ty Sông Hồng /
- thua lỗ /
- Bộ Xây dựng /
- doanh nghiệp nhà nước /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...
DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...
Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực
DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng
DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...
Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm
DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh
DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.
Giảm gánh nợ công
DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...