Người Đan Lai ở khu tái định cư mới: Còn đó nhiều nỗi lo

09:23 | 04/05/2020

DNTH: Chỉ còn mấy tháng nữa là tròn một năm với 35 hộ dân người Đan Lai về với khu tái định cư Kẻ Tắt- Pa Hạ thuộc xã Thạch Ngàn- Con Cuông( Nghệ An). Với họ, tộc người sống trong rừng sâu, tách biệt với thế giới bên ngoài, đến với khu tái định cư mới là đến với thế giới mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên sau gần 1 năm hòa nhập với cộng đồng, họ vẫn còn nhiều nỗi lo trong cuộc sống.

Nỗi lo treo niêu

Trong chuyện công tác miền Tây Xứ nghệ vào trung tuần tháng tư, chúng tôi có dịp ghé trở về thăm lại khu tái định cư Kẻ Tắt - Pạ Hạ thuộc xã Thạch Ngàn- Con Cuông( Nghệ An). Đây là nơi an cư mới của 35 hộ dân tộc người Đan Lai di cư từ vùng lõi của rừng quốc gia Pù Mát. Đập vào mắt chúng tối là một dãy nhà sàn gồm 35 cái được xây bằng cột bê tông, mái ngói đỏ tươi được xây dựng theo mô hình nhà sàn cải tiến nằm men theo con đường được rải nhựa. 

Chạy xe men theo con đường nhựa, thấy toàn khu văng tanh, tuyệt không thấy một người lớn tuổi nào để hỏi thăm. Ghé vào ngôi nhà sàn có quán hàng tạp hóa nhỏ,  nơi có mấy em nhỏ người Đan Lai đang chơi đùa. Tiếp chúng tôi chỉ Lê Thị Nguyệt, mang băn khoăn về tài sao không thấy người lớn, được biết “Người lớn còn bận đi làm thuê để kiếm gạo, mình  có con nhỏ đến phải ở nhà trông con, tiện thể bán ít hàng hóa”. Qua một lúc tâm sự chị cho biết thêm, gia đình đã chuyển về đây được gần một năm, cuộc sống thấy tốt đẹp hơn, chúng tôi được hòa nhập vào cộng đồng, có đường có điện thắp sáng, các cháu được đi học. “Sống ở đây thích hơn chỗ cũ, tuy vẫn nhớ chỗ mãi hồi, tuy nhiên điều lo lắng là từ bữa chuyển đến chỗ ni, bà con chưa mần cái chi ra ăn cả, chỉ sống nhờ vào gạo và tiền của nhà nước” chị cho biết thêm. 

Mang những băn khoăn này đến gặp anh La văn Điệp phó bản Pà Hạ là người có tiếng nói trong cộng đồng người Đan Lai tại đây. Gặp anh, một người đàn ông nhỏ con với nước da ngăm đen, người có công lớn trong việc vận động bà con đến với khu tái định cư mới. Có thể nói để 35 hộ dân chấp thuận bỏ nơi chôn rau cắt rốn, di cư sang chỗ ở mới, để tái hòa nhập vào cộng động, công của anh không nhỏ. 

Tiếp chúng tôi tại ngôi nhà sàn của dự án nghe anh trải lòng về những ngày tháng vận động bà con, những chuyện băng rừng cùng với cán bộ các cấp đến từng nhà dân thuyết phục từng người để rồi nhận được sự đồng thuận. Anh chia sẻ “Việc vận đồng khó khăn như thế nào giờ không quan trọng, người Đan Lai đã chấp thuận về nơi ở mới là tôi vui lắm. Ước mơ của tôi là người Đan Lai  hòa nhập vào cộng đồng, con em được đi học. Để sau này chúng nó cũng sẽ thành cô, thành thầy, thành cán bộ… Nhưng cái đó là chuyện sau này, trước mắt tui lo lắm, vì đến tháng 7 nì là hơn 20 hộ dân được chuyện từ đợt đầu hết gạo ăn. Mà đất để trồng keo và trồng lúa vẫn chưa được chia cho từng hộ. Không biết khi hết gạo của nhà nước, dân đói họ có bỏ đi không nữa.”

Được biết Năm 2001, UBND tỉnh Nghệ An đã có dự án di dời cộng đồng người Đan Lai ra khỏi vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát nhằm nâng cao đời sống kinh tế, tạo điều kiện cho người Đan Lai hòa nhập với cộng đồng, hưởng thụ những thành quả phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt, từ khi có Quyết định số 280/QĐ – TTg ngày 16/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ nhằm “Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai hiện đang sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”.

Nằm trong đề án này có, khu TĐC Kẻ Tắt, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông được phê duyệt đầu tư xây dựng năm 2010 bao gồm 35 ngôi nhà và các công trình phụ trợ kèm theo như trường học, nhà ở giáo viên, nhà văn hóa cộng đồng, trạm y tế… trên tổng diện tích 100 ha với tổng số vốn 36,8 tỷ. Đồng thời còn hỗ trợ con giống, vật nuôi và các loại cây giống khác nhau để ổn định kinh tế. Ngoài ra để ổn định cuộc sống trước mắt, trong năm đầu tiên sẽ hỗ trợ một người 15kg gạo và 250 ngàn/ tháng.  Tuy nhiên cả 35 hộ dân nơi đây có hơn 20 hộ di dời từ tháng 7/ 2019, còn lại cũng đến nơi tại định cư mới vào cuối năm 2019. Trong khi điều kiện trợ cấp gạo và tiền chỉ có hiệu lực trong một năm, trong khi đó đất ruộng và đồi vẫn chưa cấp phát cho người dân. Nghiễm nhiên đến hết tháng 7/ 2020, hơn 20 hộ dân sẽ rơi vào tình trạng đói vì hết gạo. Nếu như chính quyền các cấp không có những biện pháp phù hợp, vô tình công sức vận động người dân đến khu tái định cư mới sẽ đổ sông đổ bể. 

 “Không bao giờ để người Đan Lai phải chịu đói”

Đó là lời khẳng định của ông Vi Văn Sơn, chủ tịch UBND huyện Con Cuông nói với chúng tôi. Ông còn nhấn mạnh thêm, nếu như không có nguồn gạo của chính phủ trợ cấp cho người Đan Lai cho đến kỳ thu hoạch vụ hè thu năm nay.  Chính quyền các cấp và bản thân tôi sẽ đứng ra kêu gọi nguồn xã hội hóa, bất kỳ giá nào cũng không để người Đan Lai ở đó chịu treo niêu một ngày nào. Còn về lâu dài UBND huyện đã lên kế hoạch chia đất cho dân, dự kiến hoàn thành trong tháng 4/ 2020. Theo đó 35 hộ dân với 118 nhân khẩu sẽ được chia 9,7ha đất ruộng và hơn 80ha đất rừng, sau đó tổ chức trồng một vụ vừng để cải tạo đất trồng lúa và phân phát giống lúa kịp vào mùa thu hè. “Việc mang 35 hộ dân nói riêng và các hộ dân người Đan Lai ra khỏi vùng lõi rừng Pù Mát thành công là thành quả của cả hệ thống chính trị các cấp . Nên chính quyền địa phương sẽ không để bất kỳ một sai sót nào xẩy ra”  Ông Sơn cho biết thêm. 

Người dân Đan Lai đã tạm biệt cuộc sống nơi rừng thiêng nước độc, rời xa cuộc sống chỉ biết săn bắt, hái lượm và phát nương làm rạy. Bỏ lại sau lưng cuộc sống biệt lập, mù chữ và những cuộc hôn nhân cận huyết để tộc người này càng thêm mai một. Nay họ thực hiện một cuộc di cư mang tính chất lịch sử, tái hòa nhập vào cộng đồng. Tuy trước mắt vẫn đầy những khó khăn nhưng tin chắc một điều với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước, cuộc sống người dân Đan Lai sẽ tươi sáng hơn, tiến bộ hơn.

                                                                                                          Ngọc Giáp

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN