Người mua đất nền cần biết gì khi tiến hành hợp đồng đặt cọc?
11:06 | 04/05/2020
DNTH: Khá nhiều trường hợp người mua đất vì tin chủ nhà mà khi tiến hành hợp đồng đặt cọc đã không yêu cầu công chứng hợp đồng cọc. Đã không ít trường hợp trong số đó gặp phải chủ nhà làm ăn thất tín dẫn đến tiền cọc mất, đất chẳng thấy đâu.
Mới đây, tại Tp.HCM có một trường hợp vì quá tin người đã đặt cọc một số tiền lớn để mua mảnh đất nền gần 800m2 của đôi vợ chồng làm ăn thất tín. Kết quả, người mua này hiện đứng trên bờ vực mất tiền tỉ.
Được biết, sau khi tiến hành hợp đồng đặt cọc, người mua này chuyển cho chủ nhà số tiền 3 tỉ nhưng hơn 1 năm nay chủ nhà vẫn chưa hoàn thành xong các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và phân lô như đã cam kết trong hợp đồng cọc (cam kết 90 ngày), đồng thời thường xuyên né tránh người mua. Theo người mua này vì quá tin tưởng chủ nhà nên khi đặt cọc không yêu cầu công chứng hợp đồng cọc.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng đặt cọc, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, theo Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư Tp.HCM thì trường hợp mất tiền vì đặt cọc này là rất phổ biến ở thị trường thời gian qua. Luật quy định đối với các dự án căn hộ chỉ được huy động vốn khi xây xong móng nhưng nhiều bên vẫn lách luật bằng việc ký các hợp đồng “giữ chỗ”, hợp đồng “cọc”.
Sau đó, không ít dự án vướng thanh tra hoặc xảy ra mâu thuẫn giữa chủ đầu tư với khách hàng thì quá trình đòi tiền rất nhiêu khê. Về nguyên tắc khách hàng có thể khởi kiện để đòi quyền lợi nhưng do việc kiện tụng tốn quá nhiều thời gian, chi phí, trong khi đó số tiền cọc không lớn nên nhiều người mệt mỏi bỏ cuộc.
Đặc biệt đó là những mâu thuẫn không thể ngồi lại giữa chủ nhà với khách hàng đã đẩy không ít nhà đầu tư rơi vào thế “cầm dao đằng lưỡi”. Trong trường hợp này, do đã đóng tiền cho chủ nhà nên khi xảy ra chuyện người mua thường sẽ khó khăn khi đòi lại tiền.
Cách đây không lâu, trường hợp của bà Nguyễn Thị B (ngụ Quận 12, Tp.HCM) là một ví dụ, bà B cho biết, vào tháng 10 năm 2019 đã đặt cọc cho ông M. (Quận Gò Vấp)100 triệu đồng. Hai bên thống nhất ngày 27/11/2019 sẽ ký hoàn tất thủ tục mua bán và bàn giao nhà, nếu bên nào vi phạm việc trên thì sẽ phải bồi thường cho bên kia 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi quá hạn ngày bàn giao nhà nhưng ông M không thực hiện theo thỏa thuận mà tìm nhiều lý do xin hoãn. Bà B. còn biết thông tin ông M đang có ý định bán nhà cho người khác vì được giá cao hơn. Sau đó, bà B. nhiều lần nhờ luật sư can thiệp để khởi kiện nhưng quá trình đòi tiền rất nhiêu khê, qua nhiều bước vừa tốn thời gian vừa tốn chi phí đi lại. Cuối cùng, bà B. đành mệt mỏi từ bỏ.
Theo luật sư Lương Ngọc Đinh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thịnh Việt Trí, để phòng tránh những rủi ro khi giao dịch BĐS, người mua cần kiểm tra chủ sở hữu, thông tin thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với BĐS đã có sổ hồng thì cần xem hiện trạng nhà ở, cập nhật về thay đổi chủ sở hữu, thế chấp.
Ở thời điểm đặt cọc, nhiều người thường không quan tâm đến chủ thể đứng tên trên giấy tờ pháp lý của BĐS là ai? Nếu trên giấy tờ chỉ có tên một người, ví dụ chồng hoặc vợ, thì người mua cần yêu cầu bên bán xác nhận BĐS đó là tài sản chung hay riêng và phải được lập bằng văn bản tại cơ quan công chứng. Với tài sản do nhận thừa kế, giấy chứng nhận thể hiện bao nhiêu chủ sở hữu thì bên mua phải yêu cầu tất cả cùng đứng tên ký vào hợp đồng cọc.
Ngoài xác định tính chính chủ, người mua cần kiểm tra thông tin quy hoạch của BĐS cần mua; hiện trạng BĐS đó do ai đang sử dụng, người bán đang cho thuê, cho ở nhờ hay chính họ sử dụng, để đảm bảo khi xuống tiền rồi thì người mua sẽ nhận được BĐS ngay.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- hợp đồng đặt cọc /
- mua đất nền /
- mua nhà /
- nhà đất /
- đầu tư /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.

Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...

Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.

Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.

Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...

Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...