Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế 3 tháng cuối năm

10:56 | 05/10/2023

DNTH: Được nhận xét một trong những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thời gian qua, nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh 3 tháng cuối năm 2023 của nước ta đang đối mặt với rất nhiều thách thức. Ông Lê Trung Hiếu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, GDP tăng 6,5% là không thể nhưng nếu có các chính sách phù hợp, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.

3 kịch bản tăng trưởng cho GDP quý IV và cả năm 2023

Ông Lê Trung Hiếu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, mặc dù được nhận xét là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian gần đây tuy nhiên hoạt động sản xuất, kinh doanh của nước ta trong 3 tháng cuối năm 2023 đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khắn. Bởi vậy, theo ông Hiếu, GDP tăng 6,5% là không thể.

Theo đó, trong 9 tháng đầu năm, GDP tăng 4,24%, thấp xa so với mục tiêu, nhưng là mức tăng khá trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, trong đó, tốc độ tăng trưởng quý sau đã cao hơn quý trước (quý I tăng 3,28%; quý II tăng 4,05%; quý III tăng 5,33%).Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%, đóng góp 8,03% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,19%, đóng góp 38,63%. So với các nền kinh tế lớn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, việc tăng trưởng trên là tín hiệu hết sức tốt lành. 

Theo dự báo gần đây, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 ở mức khoảng 3%. Tại châu Âu nói chung và khu vực EU nói riêng, kinh tế của họ đang giảm sút trong bối cảnh lạm phát ở mức cao; Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và không đạt mức kỳ vọng; kinh tế Nhật Bản chưa bước vào chu kỳ tăng trưởng mới và thoát khỏi tình trạng giảm phát kéo dài; một số nước như Đức tăng trưởng âm còn kinh tế ASEAN thì có sự cải thiện, tuy nhiên các quốc gia ASEAN 5 (ngoại trừ Việt Nam) vẫn đang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, nên đạt được tốc độ tăng trưởng cao là rất khó.

Như vậy với những khó khăn từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao như kỳ vọng. Do đó, thông qua phân tích các yếu tố, Tổng cục Thống kê đã tính toán và dự báo, năm nay, GDP chỉ tăng trưởng xung quanh mức 5%. Để đạt được mức tăng trưởng 5% cũng không hề dễ dàng, vì để đạt con số này, GDP quý IV/2023 phải tăng tối thiểu 7%.

Trên cơ sở kết quả 9 tháng và dự báo bối cảnh trong nước thời gian tới cùng tình hình các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của nước ta còn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật kịch bản tăng trưởng quý IV và cả năm 2023 với mức tăng trưởng cả năm từ 5% - 6%:

Kịch bản 1: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,0%, quý IV cần tăng 7,0% (quý IV năm 2022 tăng 5,92%).

Kịch bản 2: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5,5%, quý IV cần tăng 8,8%.

Kịch bản 3: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 6%, quý IV cần tăng 10,6%.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Những khó khăn, thách thức trong thời gian tới

Bức tranh tổng thể của nền kinh tế trong 3 tháng cuối năm sẽ đối mặt với những thách thức không hề nhỏ. Hoạt động của doanh nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới giảm 14,6%; vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng năm 2023 chỉ đạt 9,3 tỷ đồng, giảm trên 17% so với cùng kỳ năm 2022.

Doanh nghiệp khó khăn chủ yếu do tác động của cả yếu tố bên ngoài và nội tại nền kinh tế. Cụ thể, khả năng chống chịu của doanh nghiệp bị suy giảm sau thời gian ảnh hưởng của Covid-19; khả năng tiếp cận vốn vay, khả năng hấp thụ vốn và đáp ứng điều kiện vay vốn của doanh nghiệp còn ở mức thấp... 

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2023 chỉ tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011 - 2023 đóng góp 0,56 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,98%, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011 - 2023, đóng góp 0,51 điểm phần trăm.

Hoạt động xuất, nhập khẩu có khả năng chưa thể tăng do tác động tiêu cực từ khó khăn của kinh tế thế giới. Nhiều doanh nghiệp chưa thoát khỏi khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn do cơ hội phát triển thị trường, đơn hàng sụt giảm; chi phí đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu vẫn cao và có xu hướng gia tăng…

Theo VTV, chuyên gia tài chính - Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết, "tín hiệu lạc quan từ các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, châu Âu hiện chưa có nhiều. Họ vẫn bị tác động mạnh từ lạm phát. Cục Dự trữ liêng bang Mỹ có khả năng sẽ phải tăng lãi suất để kiểm chế lạm phát. Kinh tế châu Âu cũng đang bị chi phối bởi chính sách tiền tệ chống lạm phát của các ngân hàng trung ương tại các quốc gia đó. Tất cả những vấn đề này khiến xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng, khó có thể bùng nổ”.

Thị trường bất động sản tiếp tục ảm đạm, dòng tiền luân chuyển hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 lớn…

Bên cạnh đó, nợ xấu có xu hướng gia tăng, tỉ lệ nợ xấu nội bảng cuối năm 2022 khoảng 1,92% và cuối tháng 7/2023 khoảng 3,56%; nợ xấu gộp tang từ 4,5% cuối năm 2022 lên 5,22% cuối tháng 7/2023. Nợ xấu dù tăng nhưng trong tầm kiểm soát, đặc biệt khi Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu thời hạn trả nợ, không chuyển nhóm nợ trong vòng 1 năm (đến 30/6/2024), mức độ cơ cấu lại tùy thuộc những điều kiện cụ thể và năng lực tài chính của tổ chức tín dụng.

Như vậy, “kết quả tăng trưởng quý 3/2023 và 9 tháng đầu năm tiếp tục đặt áp lực lên việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm nay”, Tổng cục Thống kê nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng là rất khó khăn, vì vậy, phải tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách vĩ mô khác; tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh áp lực lạm phát, tỉ giá không còn quá căng thẳng như thời điểm cuối năm 2022, tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu của hệ thống tài chính, ngân hàng. 

"Nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân; giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% áp dụng đến hết 31/12/2023 cho tất cả hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Linh hoạt trong điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng và dầu trên cơ sở diễn biến của giá xăng dầu", Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh nói thêm. 

Ngoài ra, cần tiếp tục khơi thông các điểm nghẽn của nền kinh tế, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật, thủ tục hành chính trên các lĩnh vực để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đánh giá đúng thực trạng, tình hình doanh nghiệp từ đó có giải pháp tháo gỡ kịp thời và chính xác những tồn tại, vướng mắc. Thực hiện phối hợp chính sách hiệu quả nhằm tiếp tục giảm lãi suất, bình ổn tỉ giá, giá cả hàng hóa thiết yếu và các thị trường tài chính, đất đai, xây dựng, bất động sản…; đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công; theo dõi chặt chẽ, chủ động phương án ứng phó, phòng, chống, kiểm soát hiệu quả với dịch Covid-19; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa; đẩy mạnh phát triển, khai thác thị trường truyền thống, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu...

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN