Nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đã tăng 38% trong 4 tháng đầu năm 2019

10:01 | 09/06/2019

DNTH: Nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đã tăng 38% trong 4 tháng đầu năm 2019, so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đang tìm cách tăng mua hàng từ các nhà cung cấp ở Việt Nam, trong bối cảnh hàng Trung Quốc đang phải chịu thuế cao từ chính sách của Tổng thống Trump.

Nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đã tăng 38% trong 4 tháng đầu năm 2019, so với cùng kỳ năm ngoái,

Nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đã tăng 38% trong 4 tháng đầu năm 2019, so với cùng kỳ năm ngoái,

Bloomberg dự đoán, nếu giữ vững đà tăng trưởng này trong cả năm, Việt Nam có thể bỏ xa Ý, Pháp, Anh và Ấn Độ, vươn lên vị trí thứ 7 trong nhóm những quốc gia xuất khẩu hàng đầu tới Mỹ. Theo đó, tổng giá trị xuất khẩu đến Mỹ của Việt Nam có thể đạt 69 tỉ USD.

Trước đây, Việt Nam chỉ đứng thứ 12 trong danh sách này, với giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ đạt 49,2 tỉ USD.

Chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến một số ngành sản xuất rời bỏ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. 

Nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đã tăng 38% trong 4 tháng đầu năm 2019 - ảnh 1

Cá tra là mặt hàng ưa thích của thị trưởng nội địa Mỹ.

Nhập khẩu của Mỹ cũng tăng 22% từ Đài Loan, 17% từ Hàn Quốc, và 13% từ Bangladesh, theo dữ liệu của chính phủ, CNN đưa tin. Trong khi đó nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 12%.

Tổng thống Trump đã nhiều lần tuyên bố rằng chính sách thuế quan của ông sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất ở Trung Quốc chuyển sang Mỹ hoặc các nước khác.

“Thuế quan càng cao, số lượng công ty sẽ quay trở về Mỹ sẽ càng cao”, Tổng thống Trump vừa đăng tải trên Twitter.

Hồi tháng trước, Tổng thống Trump đăng tải trên Twitter nói rằng, nhiều công ty bị áp thuế quan sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các quốc gia khác ở châu Á.

Theo CNN, các công ty giày dép trước tiên sẽ tìm cách chuyển sản xuất sang Việt Nam, nơi mà ngành sản xuất giày dép đã tồn tại từ lâu. 

“Tranh chấp thương mại hiện tại chắc chắn đang thúc đẩy xu hướng đó”, Russell Price, nhà kinh tế tại Ameriprise Financial, nói.

Đài Loan và Hàn Quốc được cho là nơi tập trung nhiều hơn cho các mặt hàng công nghệ cao như điện thoại thông minh và chất bán dẫn. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là là địa điểm hấp dẫn để thay thế Trung Quốc cho ngành may mặc và giày dép.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN