Những điểm sáng trên bức tranh kinh tế 2 tháng đầu năm 2024

16:38 | 29/02/2024

DNTH: Việt Nam đón 3 triệu lượt khách quốc tế, xuất siêu đạt 4,72 tỷ USD, thu hút FDI 4,29 tỷ USD... là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 2.

1
2 tháng đầu năm, Việt Nam đã đón hơn 3 triệu lượt du khách ngoại, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam đón 3 triệu lượt khách quốc tế. Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2 đạt hơn 1,5 triệu lượt, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 64,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã đón hơn 3 triệu lượt du khách ngoại, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm 2023, bằng 98,5% so với thời điểm trước dịch Covid-19.

Cũng theo thống kê, trong tổng số hơn 3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, khách đến bằng đường hàng không chiếm 84,2%, gấp 1,6 lần cùng kỳ 2023; đường bộ chiếm 12,8%; đường biển chiếm 3%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 14%; du lịch lữ hành ước đạt 9.000 tỉ đồng, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu 2 tháng đầu năm 2024 của một số địa phương tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó, Hà Nam tăng 88%; Đà Nẵng tăng 86,3%; Hà Nội tăng 49,8%; TP.HCM tăng 23%; Quảng Ninh tăng 21,5%; Cần Thơ tăng 9%; Hải Phòng tăng 4%...

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu đón khoảng 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế. Trong điều kiện lý tưởng nhất, nếu đạt con số 18 triệu, ngành du lịch xem như phục hồi hoàn toàn, trở lại mức kỷ lục của năm 2019.

Việt Nam xuất siêu 4,72 tỷ USD, theo Tổng cục Thống kê, tháng 02/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 48,54 tỷ USD, giảm 25,8% so với tháng trước và giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều xuất khẩu, kim ngạch thực hiện tháng 2/2024 ước đạt 24,82 tỷ USD, giảm 28,1% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 6,62 tỷ USD, giảm 30,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 18,2 tỷ USD, giảm 27,2%. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu tháng 2 giảm 5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 0,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 7%.

Về nhập khẩu hàng hóa tháng 2/2024 ước đạt 23,72 tỷ USD, giảm 23,2% so với tháng trước. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 54,62 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 19,67 tỷ USD, tăng 27,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,95 tỷ USD, tăng 13,3%.

2
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.

2 tháng đầu năm 2024 có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 71% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 02 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 41,3%).

Như vậy, đi qua 2 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 113,96 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ (tăng thêm 17,86 tỷ USD), trong đó xuất khẩu tăng 19,2% (tăng thêm 9,54 tỷ USD); nhập khẩu tăng 18% (tăng thêm 8,32 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,72 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 3,5 tỷ USD).

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng ước đạt 59,34 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước, với 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 75,1% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 04 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52,5%).

Nhập khẩu ước đạt 54,62 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ. Có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 71% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 02 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 41,3%).

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 2 tháng 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 51,47 tỷ USD, chiếm 94,2%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 47%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 47,2%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 3,15 tỷ USD, chiếm 5,8%.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng qua, với kim ngạch ước đạt 17,4 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 8,1 tỷ USD, tăng 7,7%, sang Nhật Bản đạt 4,0 tỷ USD, tăng 19,6%...

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,9 tỷ USD, tăng 49,7%, nhập từ ASEAN đạt 6,5 tỷ USD, tăng 2,2%, từ EU 7,7 tỷ USD, tăng 14,7%...

Trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 15,2 tỷ USD tăng 36,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9%; xuất siêu sang Nhật Bản 0,4 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,2 tỷ USD); nhập siêu từ Trung Quốc 12,8 tỷ USD, tăng 98,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 3,7 tỷ USD, giảm 4,3%; nhập siêu từ ASEAN 1 tỷ USD, giảm 21,9%.

Thu hút FDI đạt 4,29 tỷ USD, tính đến 20/02/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính lũy kế đến ngày 20/02/2024, cả nước có 39.553 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 473,1 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt gần 300 tỷ USD, bằng 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

3
Việt Nam - điểm sáng trên bản đồ thu hút FDI.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 16 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 2,54 tỷ USD, chiếm 59,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 16,8% so với cùng kỳ. Ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,41 tỷ USD, chiếm 32,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp hơn 3,5 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ..., với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 125,2 triệu USD và gần 76,4 triệu USD...

Đã có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 02 tháng đầu năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 2,08 tỷ USD, chiếm 48,5% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 2,1 lần so với cùng kỳ 2023; Hồng Kông (Trung Quốc) đứng thứ hai với gần 525,7 triệu USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư, gấp gần 5,1 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc,…

Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký 2 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng so với cùng kỳ (tăng 38,6%), song mức tăng giảm nhẹ 1,6 điểm phần trăm so với tháng 01 năm 2024. Vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,…) như Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hưng Yên. Riêng 10 địa phương này đã chiếm 74,3% số dự án mới và 81,7% số vốn đầu tư của cả nước trong 2 tháng đầu năm nay.

Nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao dịp Tết Nguyên đán; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2024 tăng.

Nhu cầu mua sắm Tết, giá gạo, giá xăng dầu tăng làm cho CPI tháng 2 tăng 3,98% Tháng 02/2024 là tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao; giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2024 tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023.

Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,84%.

Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ngành chế biến gỗ dự thu 17 tỷ USD, xuất siêu hơn 13 tỷ USD

DNTH: Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương chủ động thực hiện tốt Kế hoạch phát triển rừng năm 2024; thông tin, khuyến cáo kịp thời cho các địa phương về mùa vụ trồng rừng và hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng...

Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...

DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

XEM THÊM TIN