Những thông tin đáng chú ý quanh thương vụ trái phiếu của “ông chủ” GEM Center

14:40 | 29/05/2019

DNTH: CTCP PQC Convention và các cổ đông đã thực hiện thế chấp nhiều tài sản là bất động sản, cổ phần, sổ tiết kiệm - được định giá hơn 640 tỷ đồng - để làm tài sản đảm bảo cho thương vụ chào bán riêng lẻ 180 tỷ đồng trái phiếu đợt 1. Cũng lưu ý rằng, khu đất của GEM Center là đất quốc phòng nhưng “chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng”...

Những thông tin đáng chú ý quanh thương vụ trái phiếu của “ông chủ” GEM Center - ảnh 1

Trung tâm hội nghị GEM Center (Ảnh: Internet)

Theo đó, CTCP PQC Convention (PQC Convention) vừa công bố thông tin phát hành thành công 180 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản đảm bảo, không kèm chứng quyền. Đây là lô trái phiếu phát hành đợt 1, có kỳ hạn 6 năm.

Mức lãi suất áp dụng cho kỳ tính lãi đầu tiên là 9,5%/năm và các kỳ sau được tính bằng 2,6% công thêm lãi suất trung bình cộng tiền gửi tiết kiệm cá nhân 12 tháng của một số ngân hàng tham chiếu.

Thông tin công bố của PQC Convention cho thấy, Ngân hàng TMCP Quân Đội(MBBank - Mã CK: MBB) là nhà đầu tư duy nhất ôm trọn lô trái phiếu này. CTCP Chứng khoán MB (Mã CK: MBS) là tổ chức tư vấn và đại lý phát hành.

Bên cạnh đó, lô trái phiếu này cũng sẽ được PQC Convention mua lại trong thời hạn tối đa 6 năm, lần đầu thực hiện sẽ được bắt đầu vào ngày tròn 12 tháng kể từ ngay phát hành.

Những thông tin đáng chú ý quanh thương vụ trái phiếu của “ông chủ” GEM Center - ảnh 2

Kế hoạch mua lại trái phiếu trước hạn của PQC Convention

Để đảm bảo cho khoản trái phiếu này, PQC Convention đã thực hiện thế chấp nhiều tài sản là bất động sản, cổ phần, sổ tiết kiệm với mức định giá gấp nhiều lần giá trị trái phiếu phát hành.

Trong đó, công ty này đã thực hiện thế chấp quyền tài sản tại Dự án Gem Center, bao gồm nhưng không giới hạn: Quyền khai thác dự án Trung tâm hội nghị GEM Center tại số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đakao, Quận 1, Tp. HCM; Quyền đòi nợ và thụ hưởng số tiền đòi nợ từ việc kinh doanh và khai thác dự án…phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh và các phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng (nếu có). Tài sản này được định giá 477 tỷ đồng.

Tương tự, PQC Convention còn thực hiện thế chấp quyền tài sản tại Dự án White Palace, bao gồm nhưng không giới hạn: Quyền khai thác Trung tâm hội nghị tại số 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Tp. HCM (Trung tâm hội nghị White Palace); Quyền đòi nợ và thụ hưởng số tiền đòi nợ từ việc kinh doanh khai thác dự án. Tài sản này được định giá 80 tỷ đồng.

PQC Convention của ai?

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, khu đất của Dự án Trung tâm hội nghị GEM Center là đất quốc phòng thuộc Tổng cục Chính trị nhưng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng và được Bộ Quốc phòng giao cho PQC Convetion sử dụng vào mục đích kinh tế theo Quyết định số 3832QĐ - BQP ký ngày 08/10/2013.

Được biết, PQC Convention được thành lập vào năm 2011, ban đầu có tên là CTCP PQC Hospitality do ông Bùi Trọng Bình (sinh năm 1972) làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Công ty đăng ký trụ sở chính trùng với địa điểm của Trung tâm hội nghị White Palace.

Giai đoạn 2015 - 2016, công ty tiến hành đổi tên thành CTCP PQC Convention, người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc cũng có sự thay đổi từ ông Bình chuyển sang cho ông Nguyễn Hữu Phú (sinh năm 1973). Tính tới tháng 4/2018, quy mô vốn điều lệ của PQC Convention đạt mức 510 tỷ đồng.

Các cổ đông tham gia góp vốn tại PQC Convention được làm rõ hơn khi “toàn bộ phần vốn góp của ông Nguyễn Hữu Phú, ông Nguyễn Hữu Quý và CTCP PQC Hospitality (Tên cũ: CTCP Tập đoàn PQC)” cũng được dùng làm tài sản đảm bảo cho thương vụ phát hành trái phiếu.

Không chỉ có vậy, ông Nguyễn Hữu Phú và ông Nguyễn Hữu Quý cũng sử dụng tới 5 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại Tp. HCM và Khánh Hòa (riêng ông Nguyễn Hữu Quý còn sử dụng thêm sổ tiết kiệm trị giá 25 tỷ đồng tại MBBank) cho thương vụ này.

Như vậy, tổng giá trị các tài sản (chưa tính đến giá trị phần vốn góp tại PQC Convention) được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho thương vụ đã đạt tới gần 640 tỷ đồng, gấp nhiều lần quy mô vốn phát hành.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, thông báo kết quả phát hành trái phiếu của PQC Convention cho thấy đây mới chỉ là đợt 1. Điều này cũng gợi mở khả năng công ty sẽ phát hành thêm những đợt trái phiếu khác trong thời gian tới.

Cũng theo tìm hiểu của VietTimes, PQC Convention còn là chủ đầu tư dự án Trung tâm hội nghị quốc tế, các công trình đa chức năng và khu vui chơi giải trí phục vụ công cộng 35 tầng tại cồn Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ.

Dự án có quy mô 5,95ha (trong đó diện tích đất Nhà nước quản lý là 1,89ha), với tổng vốn đầu tư hơn 453,5 tỷ đồng, huy động từ vốn tự có của PQC Convention và vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm.

Dự án này đã được UBND thành phố Cần Thơ chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 3/2017, tuy nhiên, hoạt động triển khai đến nay vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Cũng có thông tin cho biết UBND thành phố Cần Thơ đã yêu cầu các đơn vị rà soát tiến độ dự án này và tiến hành báo cáo lại trong tháng 5/2019.

Ngoài ra, dữ liệu của VietTimes cho thấy, ông Nguyễn Hữu Phú cũng là người đại diện cho nhiều công ty khác như: Công ty TNHH Phú Quý Brothers, CTCP PQC Trường Xuân, CTCP PQC Thanh Xuân, CTCP Phú Quý Thủy Mộc, CTCP Sinh Đôi, CTCP PQC Academy, CTCP PQC Hotel & Restaurant.../.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN