Nỗi khổ ô nhiễm môi trường ở xã nông thôn mới
17:49 | 08/07/2019
DNTH: Xã Cư Êbur (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được công nhận là xã nông thôn mới vào tháng 4/2018. Nhưng hiện nay, hàng chục hộ dân ở thôn 2 và 3 vẫn sống trong môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu dân cư. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nay và người dân đã nhiều lần phản ánh với chính quyền địa phương, nhưng chậm được xử lý, ảnh hưởng lớn sức khỏe và đời sống của nhân dân.
Cán bộ xã Cư Êbur đi kiểm tra việc chấp hành công tác bảo đảm môi trường tại một trang trại chăn nuôi lợn ở thôn 3, xã Cư Êbur. |
Từ phản ánh của người dân địa phương, chúng tôi đã tìm về xã Cư Êbur để tìm hiểu thực tế. Vừa đến khu vực giáp ranh giữa thôn 2 với thôn 3, xã Cư Êbur, mùi hôi nồng nặc bốc ra từ các trang trại, khu chăn nuôi lợn, gà... được xây dựng ngay trong khu dân cư xộc vào mũi rất khó chịu.
Ông Nguyễn Thế Hưng, một người dân ở khu vực này cho biết: "Tôi sinh sống ở địa phương này đã lâu nên biết rõ, trước đây chỉ có một số hộ dân làm nghề chăn nuôi lợn, gà, chuồng trại ngay trong vườn với số lượng ít cho nên không gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Những năm gần đây, nhiều người dân đầu tư vào chăn nuôi và mở rộng quy mô chuồng trại với số lượng hàng trăm con lợn và hàng nghìn con gà mỗi trang trại. Mở rộng quy mô chuồng trại chăn nuôi là tín hiệu đáng mừng, nhưng người dân chưa quan tâm việc xử lý chất thải, dẫn tới toàn bộ hệ thống nước thải, phân lợn, gà ở các chuồng trại chăn nuôi được xả thẳng ra môi trường, ảnh hưởng cuộc sống của người dân địa phương. Mỗi lần đi làm về, mặc dù thời tiết nóng bức, nhưng gia đình đều phải đóng cửa kín mít để mùi hôi thối không bị xộc vào nhà. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với lãnh đạo UBND xã, có biện pháp xử lý, nhưng đến nay vẫn ô nhiễm nghiêm trọng".
Bà Hoàng Thị Thu Hương (ở thôn 3, xã Cư Êbur), có nhà ở đối diện trang trại chăn nuôi lợn của một hộ dân khác, nói: Ô nhiễm môi trường từ trang trại chăn nuôi lợn này đã xảy ra nhiều năm và ngày càng thêm trầm trọng. Hằng ngày, nhiều lúc chúng tôi không chịu nổi, phải đeo khẩu trang khiến cuộc sống của gia đình bị đảo lộn. Điều khiến tôi lo lắng hơn cả là trong gia đình tôi còn có cháu nội mới sinh hằng ngày phải hít mùi hôi thối nồng nặc này, sợ ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Theo quan sát của chúng tôi, gần trang trại chăn nuôi lợn đối diện nhà bà Hương còn có một trường mầm non của thôn và Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh của xã Cư Êbur. Hiện nay các cháu đang trong thời gian nghỉ hè, nhưng vào năm học, có hàng trăm cháu theo học ở đây. Tình trạng chăn nuôi lợn, gà gây ô nhiễm môi trường ở đây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng tập trung học tập của các cháu. Cũng theo phản ánh của người dân địa phương, một số người dân, nhất là người già và trẻ nhỏ thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải từ các trang trại, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Cư ÊBur đã xảy ra nhiều năm. Nhưng do nể nang mà người dân đã phải chịu đựng từ năm này qua năm khác. Tuy nhiên, vào tháng 4/2018, khi xã Cư Êbur được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới thì người dân liên tục phản ánh về tình trạng môi trường bị ô nhiễm, đề nghị chính quyền địa phương xử lý dứt điểm.
Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Êbur H’Luanh Êban cho biết: Xã Cư Êbur hiện có hơn 4.600 hộ dân với hơn 18.000 nhân khẩu. Là xã vùng ven của TP Buôn Ma Thuột, người dân chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi là chính. Xã Cư Êbur có 47 trang trại và gia trại chăn nuôi lợn, gà, trong đó 30 trang trại nằm trong khu dân cư, tập trung chủ yếu ở thôn 2 và thôn 3. Hầu hết các trang trại đều có quy mô chăn nuôi lớn từ vài nghìn con gà và hàng trăm con lợn. Chính quyền địa phương đã thành lập đoàn công tác thường xuyên đến kiểm tra và tuyên truyền, vận động những hộ chăn nuôi thực hiện tốt công tác bảo đảm môi trường, không để ảnh hưởng những hộ dân chung quanh. Tuy nhiên, nhiều chủ trang trại, gia trại vẫn chưa quan tâm đúng mức vấn đề xử lý nước thải mà vẫn xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Từ năm 2017 đến nay, UBND xã đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra và xử phạt hành chính nhiều chủ trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, đồng thời yêu cầu các chủ trang trại ký cam kết bảo đảm môi trường, nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn. Xã đã quy hoạch khu chăn nuôi tập trung 84 ha và khu giết mổ tập trung 32 ha để vận động các hộ dân vào đây chăn nuôi. Tuy nhiên, do xã không có kinh phí để đầu tư cơ sở vật chất, điện, nước cho nên các hộ vẫn chăn nuôi trong khu dân cư.
Theo Báo Nhân dân
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Xã Cư Êbur /
- TP Buôn Ma Thuột /
- xã nông thôn mới /
- Đắk Lắk /
- Ô nhiễm môi trường /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao
Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.
Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo
Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...
Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải
Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.
Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường
So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...
Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai
Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...
Mùa thu vàng bên hồ Đại Lải với trải nghiệm nấu nướng thỏa thích, gắn kết tình thân
DNTH: Staycation – Xu hướng du lịch nở rộ dịp 2/9
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...