Nông nghiệp thẳng đứng - giải pháp xanh cho đô thị

09:54 | 23/07/2019

DNTH: “Nông nghiệp thẳng đứng” sẽ là giải pháp tiềm năng giải quyết vấn đề mà đô thị hóa mất kiểm soát gây ra. Đồng thời sẽ là lời giải cho bài toán xanh hóa đô thị, quy hoạch để thích ứng hiện nay...

“Nông nghiệp thẳng đứng” không còn là khái niệm quá xa lạ trong giới nông nghiệp công nghệ cao. Đây là hình thức nuôi trồng, sản xuất thực phẩm trong các lớp xếp chồng lên nhau hay bề mặt nghiêng theo chiều dọc. Mô hình canh tác này sử dụng tối đa các kỹ thuật và công nghệ để kiểm soát toàn bộ các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, nước... Đặc biệt, có thể trồng cây mà không sử dụng đất, hay phát triển hoàn toàn nhờ ánh sáng nhân tạo từ hệ thống đèn LED thay cho ánh sáng mặt trời. 

Mô hình điển hình cho hình thức canh tác Nông nghiệp thẳng đứng

Có 3 hình thức canh tác điển hình nhất là thủy canh, khí canh và nuôi - trồng thủy canh. Những hình thức canh tác này phù hợp với mọi điều kiện hoàn cảnh ngay cả những nơi khí hậu khắc nghiệt nhất bởi nó hoàn toàn không phụ thuộc vào tự nhiên, đồng thời còn giúp giải quyết vấn đề về quỹ đất eo hẹp và bài toán không gian xanh tại các thành phố lớn. Do vậy, ứng dụng “nông trại thẳng đứng” trong đô thị đông đúc là hoàn toàn hợp lý. 

Xu hướng chung của thế giới

Trong những thập niên gần đây, con người dành sự quan tâm đến chất lượng sống và những tác động của tự nhiên đến đời sống hơn bao giờ hết. Biến đổi khí hậu và tốc độ đô thị hóa đang đang đặt ra những vấn đề trong quy hoạch đô thị thời gian qua. Do đó, nhu cầu hình thành những mảng không gian xanh trong thành phố là có thật và rất cấp bách. Hay nói cách khác, đưa nông nghiệp xanh “lớn” cùng cao ốc là điều cần thiết để cải thiện chất lượng sống của cư dân đô thị.

Canh tác theo chiều thẳng đứng, tức việc trồng trọt, chăn nuôi trên các tòa nhà cao tầng được xem là giải pháp tiềm năng, giải quyết được các vấn đề bức thiết của đô thị đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng và phát triển. Cụ thể như ở Singapore với dự án Sky Greens; tại Bỉ với dự án của Urban Crops hoặc như các trang trại thẳng đứng ở một số bang của Mỹ tiêu biểu như AeroFarm. 

Các nông trại thẳng đứng cung cấp lượng lớn thực phẩm sạch, đảm bảo cho thành phố

Ở Việt Nam, mô hình nông nghiệp 4.0 kết hợp khoa học và công nghệ đã được hình thành trong vài năm trở lại đây dưới hình thức trang trại. Với sự hỗ trợ tối đa từ chính phủ, không ít tập đoàn lớn đã bắt tay đầu tư cho lĩnh vực tiềm năng này. Tuy nhiên năng suất, chất lượng của sản phẩm nông sản sẽ còn có thể tăng gấp nhiều lần nếu như ứng dụng mô hình canh tác theo chiều dọc thay vì chiều ngang như hiện nay. 

Theo nhận định của giới chuyên môn, “nông nghiệp thẳng đứng” đang là hình thái canh tác nông nghiệp có thể cho là tiên tiến nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Và các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã cho thấy sự nhanh nhạy trong nắm bắt xu hướng phát triển nông nghiệp của thế giới. 

Điển hình là Tập đoàn Vingroup với mô hình nông trường VinEco tại Hội An sử dụng nhiều công nghệ canh tác hiện đại. Mô hình canh tác theo phương thức thủy canh giá thể nhiều tầng với 60 tháp trồng có chiều cao từ 3m đến 9m được phân bổ phù hợp đã đem lại những ưu điểm tối ưu về diện tích và năng suất.   

Tháp cây trồng tại nông trường canh tác của VinEco Hội An

Dù vậy, VinEco Hội An hiện mới chỉ là mô hình điển hình đầu tiên tại Việt Nam có đặc điểm của hình thái “nông trại thẳng đứng”. Trên thực tế, hình thái canh tác này chưa được ứng dụng phổ biến, quy mô tại các đô thị của Việt Nam, mà mới đang dừng lại ở những dự án thí điểm, từ phòng thí nghiệm được thực tế hóa tại các hộ gia đình. 

Mô hình thí điểm vườn rau “thẳng đứng” tại hộ gia đình

Anh Hà Hồng Quang - Giám đốc mảng nông nghiệp dự án Treant Protector cho biết: Sau một thời gian dài nghiên cứu, dự án đã thí điểm thành công mô hình “nông trại thẳng đứng” trồng rau sạch theo công nghệ khí canh. Dự án sẽ chính thức triển khai lắp đặt hệ thống này trên 100 căn hộ chung cư địa bàn Quận 2, TP.HCM. Chúng tôi tự tin rằng mô hình nông nghiệp trong căn hộ này sẽ đem lại trải nghiệm độc đáo cho khách hàng". 

Đây có thể xem là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự kết hợp giữa nông nghiệp công nghệ cao trong không gian đô thị, đem thiên nhiên hòa nhập với cuộc sống của cư dân thị đô.

Giải pháp hướng đến đô thị xanh

Trong bối cảnh quỹ đất nông nghiệp có hạn, lại đang có nguy cơ thu hẹp do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao. Chưa kể, nhiều diện tích đất nông nghiệp cũng bị thay đổi mục đích sử dụng bởi quá trình đô thị hóa. Do đó, một trong những giải pháp bền vững được tính đến là hình thành các nông trại trong những tòa nhà chọc trời ở bất cứ nơi nào, thậm chí ngay giữa trung tâm các thành phố đông đúc.

Phải khẳng định rằng lợi ích rõ rệt nhất của mô hình “nông trại thẳng đứng” là tiết kiệm diện tích đất nền lớn. Ví dụ đối với một “cao ốc cây trồng” cao 25 tầng, mỗi một mét vuông trồng thủy canh sẽ cho 80kg rau, tức 1m2 “cao ốc” cho 25 tầng sẽ đem lại 2000kg rau; nhưng để đạt được sản lượng như trên bằng phương thức canh tác nằm ngang truyền thống sẽ phải sử dụng 25m2 đất nền.

Không chỉ vậy, trước sự gia tăng dân số và áp lực về chỗ ở tại các thành phố lớn, dẫn đến sự bùng nổ của cao ốc đã chiếm phần lớn diện tích đất quy hoạch của đô thị, do đó nông nghiệp chủ yếu phát triển tại các vùng ven đô và nông thôn. Để giải quyết vấn đề quỹ đất eo hẹp và chi phí vận chuyển, đồng thời thành phố có thể tự cung tự cấp được nguồn thực phẩm sạch cho chính mình, “nông trại thẳng đứng” đã và đang trở thành lựa chọn tối ưu được ứng dụng nhằm tháo gỡ những vấn đề trên. 

Quá trình đô thị hóa mất kiểm soát đã thu hẹp “khoảng thở” của cư dân đô thị, bởi yếu tố quy hoạch đô thị chưa đạt hiệu quả, mật độ xây dựng dày đặc. Mặt khác, lượng phát thải từ các nhà máy, công trình xây dựng không ngừng tăng cao. Trong khi những công trình hạ tầng kỹ thuật xanh, không gian công cộng lại rơi vào tình trạng “bị bỏ quên”, chậm tiến độ, khiến đô thị đã chật chội nay lại càng thêm ngột ngạt.

Bên cạnh đó, nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng của người dân thành phố đang vắt kiệt những nguồn tài nguyên có hạn như đất, nước, năng lượng... Trong bối cảnh này, những “cao ốc cây trồng” là giải pháp đúng đắn khi đưa nông nghiệp trở lại đô thị.

Hình thức canh tác “nông trại thẳng đứng” không chỉ tiết kiệm 95% lượng nước tưới mà các mô hình nuôi trồng này còn tạo thành quy trình khép kín. Khí thải, nước thải và thực phẩm thải có thể được cây trồng, vật nuôi tái sử dụng và thanh tẩy trở thành không khí sạch và nước sạch. 

Bằng sự tối ưu hóa quy trình sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật, những cao ốc cây trồng không chỉ đơn thuần là cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho thành phố mà còn tạo không gian sống xanh giữa lòng thị đô. Ngay cả tâm lý người dân cũng có cơ hội để giải tỏa trước những áp lực khi được tiếp cận với những không gian gần gũi thiên nhiên, thậm chí ngay trong chính căn hộ của gia đình mình.

Có thể thấy rằng, vấn đề phát triển nông nghiệp đô thị không chỉ đơn thuần là lời giải cho bài toán lương thực mà còn là giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng thiếu mảng xanh của thành phố, kết nối con người với thiên nhiên. Con người không thể tồn tại, cũng không thể phát triển nếu chỉ chăm chăm dựng lên những khối bê tông khổng lồ, ngày ngày “bức tử” cuộc sống, hay bỏ quên cả “sức khỏe” của môi trường cũng như chất lượng, hiệu quả của ngành nông nghiệp. Do đó, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến một cách bài bản và khoa học sẽ tạo nên những giá trị bền vững cho đô thị trong thời đại 4.0.

Theo Hồng Hạnh

Reatimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

XEM THÊM TIN