Nông sản Việt Nam tìm lối ra giữa mùa dịch

15:55 | 09/04/2020

DNTH: Ngoài sự sụt giảm của mặt hàng thanh long được tiêu thụ chính tại thị trường Trung Quốc, nhiều loại nông sản có thế mạnh trong xuất khẩu cũng bị sụt giảm mạnh như: hồ tiêu, cá tra, chè, cao su, dưa hấu, sầu riêng.

Từ đầu năm 2020 tới nay, dịch Covid-19 phát sinh từ Trung Quốc sau đó lan rộng ra toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Để ngăn chặn dịch bệnh, phía Trung Quốc đã tạm thời đóng cửa 9 cặp chợ biên giới từ 31/1 tới 8/2/2020 nên một số sản phẩm nông sản, thủy hải sản của Việt Nam đã bị ùn ứ tại cửa khẩu hàng nghìn tấn và đe dọa sự tiêu thụ tiếp theo của nhiều loại nông sản sắp đến kỳ thu hoạch. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam đang yếu ở 2 khâu là chế biến và tổ chức thị trường trong và ngoài nước.

Còn theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ - Bộ Công Thương, có đến 90% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở dạng thô hoặc sơ chế, kim ngạch xuất khẩu tuy lớn song phần thu về cho đất nước lại rất khiêm tốn. Với những sản phẩm thô như chè, cà phê, hạt tiêu, nếu được chế biến sâu thì giá trị gia tăng có thể gấp từ 5-10 lần hoặc nhiều hơn thế. Đến nay, trong khi một số cửa khẩu sang Trung Quốc đã thông quan trở lại thì các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) lại quyết định đóng cửa biên giới.

Như vậy, việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Bên cạnh những khó khăn đang hiện hữu, trong vòng xoáy của dịch Covid-19, các chuyên gia, nhà phân tích đã chỉ ra nhiều yếu kém trong sản xuất, xuất khẩu của nông sản Việt Nam để từ đó khắc phục hạn chế và tìm ra "lối thoát" cho nông sản. Một trong những điểm yếu hiện nay là trồng trọt, chăn nuôi tự phát, chưa theo quy hoạch và không gắn với chế biến; phát triển và xây dựng thương hiệu kém.

Nông sản Việt Nam tìm lối ra giữa mùa dịch

Tìm đầu ra cho nông sản Việt đang là bài toán khó. Ảnh: Internet

Với việc giải cứu nông sản từ nhiều năm nay, theo quan điểm của chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên nhân của thực trạng này liên quan đến vấn đề quy hoạch, nông dân không nắm được thông tin thị trường; doanh nghiệp thì chưa mặn mà với nông nghiệp bởi làm nông nghiệp nhiều rủi ro, chỉ cần một trận bão, lụt coi như thua lỗ hoặc phá sản. Cùng với đó, chính sách phát triển nông nghiệp chưa bền vững. Năm 2019, Chính phủ có 19 cuộc họp về nông nghiệp, thực ra vẫn chưa giải quyết được những vấn đề cơ bản của ngành nông nghiệp, nông sản nhiều năm nay vẫn tiếp tục phải giải cứu.

Cũng theo ông Phú, gần 3 tháng nay xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, do Trung Quốc phải tạm thời đóng cửa biên giới. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của việc hàng hóa bị ứ đọng và cần giải cứu vẫn là do người sản xuất thiếu thông tin thị trường. Đặc biệt, tư duy “bỏ trứng vào một giỏ”, 75% nông sản xuất khẩu vẫn chủ yếu sang Trung Quốc nên đang bị bế tắc tại thị trường này. 

Vị chuyên gia này chỉ rõ: Mặc dù đến nay, ở một khía cạnh nào đó, chất lượng nông sản đã được cải thiện, nhưng nhìn rộng ra thì thấy, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; chất lượng sản phẩm không ổn định, an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề phải khắc phục; năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp do trình độ sản xuất còn lạc hậu, giá thành các sản phẩm còn cao.

Kỷ luật sản xuất, kỷ luật thị trường lỏng lẻo, sự liên kết hợp tác còn ở trình độ thấp và ít hiệu quả... Để chất lượng nông sản Việt Nam được nâng tầm và đặc biệt để tìm đầu ra cho nông sản khi chính vụ đang đến gần, ông Phú cho rằng, cần nỗ lực vượt khó, tìm hướng đi mới là yêu cầu đặt ra để thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay.

“Về sản xuất hàng hóa thì tất cả phải được tổ chức sản xuất theo quy hoạch, theo lợi thế từng vùng, từng địa phương một cách khoa học, bài bản; Sản xuất ra hàng hóa nếu dư thừa hoặc đang chờ bán thì phải có những kho dự trữ lớn; Coi trọng công tác nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản nhằm phát triển ngành này một cách bền vững và hiệu quả. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường xuất khẩu để không phụ thuộc vào nhiều vào 1 -2 thị trường chính. Làm được những việc trên, chắc chắn việc phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản của Việt Nam trong thời gian tới sẽ từng bước được cải thiện, đồng thời hạn chế việc “giải cứu” nông sản tồn tại từ nhiều năm nay”, ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.

Chung Thủy

Theo https://vietnamhoinhap.vn/article/nong-san-viet-nam-tim-loi-ra-giua-mua-dich---n-29221

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN