Nữ bác sĩ thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ thịt trâu gác bếp

22:04 | 13/12/2021

DNTH: Sau 4 năm tìm tòi và phát triển công thức riêng, cơ sở sản xuất thịt trâu gác bếp Thiết Hà đã được chứng nhận sản phẩm Ocop 3 sao của tỉnh Lai Châu.

Thịt sấy Tây Bắc từ lâu đã khẳng định được hương vị riêng của núi rừng, và được xem là đặc sản của khu vực. Nhiều hộ gia đình tại các tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái... đã tự tổ chức sản xuất, làm thịt sấy, đồng thời không ngừng học hỏi kiến thức kinh doanh, chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đưa các sản phẩm tới thị trường một cách rộng rãi.

Chị Lê Thị Hà, chủ cơ sở sản xuất thịt trâu gác bếp Thiết Hà, trú thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là một trong số những hộ vừa đúc rút kinh nghiệm, vừa có bí quyết riêng, giúp sản phẩm thịt sấy thơm ngon, bắt mắt hơn. 

Chị Hà chia sẻ, để làm ra được món thịt sấy ngon, chất lượng cần lựa chọn những con trâu to, khỏe, ăn cỏ tự nhiên. Khi pha thịt, chị chọn những miếng thịt mông, thớ dài để khi sấy không bị hao. Bên cạnh đó, thịt phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mỗi miếng thịt, chị cắt thành từng miếng lớn, độ dày từ 1 - 2 cm, ướp gia vị khoảng 5 - 6 tiếng, sau đó treo trên lò khoảng 15 - 20 tiếng, trước khi đưa vào máy ép chân không để bảo quản thịt lâu hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Mỗi sản phẩm làm ra đều được chủ cơ sở sản xuất chăm chút, nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng, hương vị thơm ngon. Vừa qua, sản phẩm thịt trâu gác bếp của cơ sở Thiết Hà là một trong số hơn 40 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao. 

Với vị cay của ớt, gừng, mùi thơm của tỏi, mắc khén quyện vào từng thớ thịt được sấy trên bếp nhiều giờ… thịt sấy trở thành phẩm tạo được sự khác biệt với các món ăn khác. Bên cạnh việc tạo ra nguồn thu nhập ổn định lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm, cơ sở còn giúp nhiều bà con dân tộc ở địa phương có công ăn việc làm trong những lúc nông nhàn.

Vốn là một bác sĩ, chị Hà đặc biệt quan tâm đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chị cho biết, khoảng 3 năm trở lại đây, thịt sấy thực sự lên ngôi. Thay vì chờ đến các dịp lễ, Tết, nhu cầu thịt sấy giờ gần như có quanh năm. Mỗi ngày, cơ sở của chị đều chế biến hàng chục kilogram thịt.

"Để có một miếng thịt trâu gác bếp đậm đà, đúng vị Tây Bắc, tôi đã phải tìm tòi mất 4 năm trời. Ban đầu là đi tham khảo sản phẩm của các tỉnh lân cận, sau đó về tự pha chế, và tìm ra công thức riêng", chị Hà nói.

Để có được cơ sở khang trang như hiện tại, chị Hà đã vượt qua nhiều cơ sở về mặt bằng nhà xưởng, cách tiếp thị sản phẩm, cũng như nhiều rào cản về vận chuyển trong thời gian Covid - 19. Rút kinh nghiệm dần, tích cực lắng nghe phản hồi từ người tiêu dùng, cơ sở Thiết Hà giờ kết hợp nhuần nhuyễn giữa cách bán truyền thống (quảng cáo, bán hàng tại nhà) với bán hàng hiện đại thông qua mạng xã hội, tăng tính tương tác, chân thực, khách quan, thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, cơ sở cũng chú trọng đến việc xây dựng giới thiệu câu chuyện sản phẩm, thiết kế bao bì, nhãn mác, mẫu mã để thu hút người tiêu dùng. 

Sản phẩm thịt trâu gác bếp của Thiết Hà nằm trong chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm Ocop của tỉnh Lai Châu. Từ năm 2020 đến nay, tỉnh đã tổ chức cho các chủ thể Ocop tham gia các hội chợ tại Hà Nội, Lào Cai; tham gia hội thảo “kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm Ocop các tỉnh miền núi phía Bắc” tại Hà Nội.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu đã ký biên bản hợp tác 3 bên giữa tỉnh với Văn Phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam; và hàng chục biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm Ocop với doanh nghiệp.

Ông Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu chia sẻ, chương trình Ocop đã khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác được những giá trị, tiềm năng, lợi thế của các làng nghề, đặc sản vùng miền; tạo ra nhiều sản phẩm đảm bảo về chất lượng, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.

Qua các đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm, Lai Châu hiện có 108 sản phẩm Ocop cấp tỉnh, với 37 chủ thể. Thời gian tới, tỉnh Lai Châu tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao chất lượng nguồn lực thực hiện chương trình Ocop./.

 

Xem link!

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...

Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD

DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn

DNTH: 11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.

Giá lúa tại Trà Vinh tăng thêm 800 đồng/kg

DNTH: Từ đầu tháng 12/2024 đến nay, giá lúa tươi đầu vụ Thu Đông tại tỉnh Trà Vinh đã tăng thêm bình quân 800 đồng/kg.

Xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng cao kỷ lục

DNTH: Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

DNTH: Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực...

XEM THÊM TIN