'Oằn mình' chống dịch Covid-19, Bamboo Airways bị thúc nợ 205 tỉ đồng

09:44 | 24/03/2020

DNTH: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết Bamboo Airways đang nợ quá hạn thanh toán các loại phí dịch vụ sân bay và nợ lãi lên tới 205 tỉ đồng.

oan minh chong dich covid 19 bamboo airways bi thuc no 205 ti dong
Bamboo Airways bị đòi nợ 205 tỉ đồng giữa lúc đang phải ‘gồng mình’ chống dịch Covid-19.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam “kêu” than về tình trạng chậm thanh toán, công nợ hàng trăm tỉ đồng của Công ty cổ phần Hàng không tre Việt (Bamboo Airways) – thành viên của Tập đoàn FLC, do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT.

Được cấp phép bay thương mại chính thức ngày 16/1/2019, sau hơn 1 năm hoạt động, Tổng công ty ACV đánh giá Bamboo Airways đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không, tạo điều kiện cho hành khách thuận lợi di chuyển và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tuy nhiên, Bamboo Airways đã vi phạm hợp đồng đã kí với ACV do thường xuyên không đúng hạn thanh toán và không đảm bảo mức bảo lãnh thanh toán theo quy định. Thời gian chậm thanh toán trung bình khoảng 42 ngày so với thời hạn thanh toán quy định. Đến ngày 18/3/2020, Bamboo Airways đã nợ ACV hơn 205 tỉ đồng (gồm cả tiền lãi quá hạn) cho các khoản dịch vụ phục vụ khách hàng, dịch vụ mặt đất, dịch vụ cảng…

Trong đó, tổng số nợ quá hạn là hơn 178,7 tỉ đồng, bao gồm 107,3 tỉ đồng phí dịch vụ phục vụ hành khách, soi chiếu an ninh hành khách, hành lý mà Bamboo Airways đã thu hộ cho ACV. Số tiền còn lại là 71,3 tỉ đồng tiền dịch vụ phục vụ mặt đất, phục vụ cảng do ACV trực tiếp cung cấp cho Bamboo Airways.

Ngoài ra, hãng hàng không của Tập đoàn FLC còn nợ ACV hơn 25,7 tỉ đồng nợ chưa tới hạn trả và 4,5 tỉ đồng tiền lãi quá hạn theo hợp đồng giữa hai bên.

Mặc dù ACV liên tục gửi hàng chục văn bản đốc thúc, yêu cầu khách hàng trả nợ xong tình trạng chây ỳ chậm thanh toán, số công nợ lớn kéo dài gần 1 năm qua.

Tương tự, Bamboo Airways cũng không thực hiện đảm bảo số tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo đúng thoả thuận đã kí kết.

Trong bối cảnh các hãng hàng không chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19, khiến hàng loạt máy bay ngừng hoạt động, vẫn chịu gánh nặng phí dịch vụ sân bay, ACV đã đưa ra các phương án hỗ trợ, chia sẻ khó khăn. Đơn cử: đưa ra gói giảm giá các dịch vụ do ACV cung cấp cho hãng, chính sách về thời gian thanh toán…

Chính sách giảm phí dịch vụ của ACV bao gồm: 7 loại dịch vụ thuộc thẩm quyền được doanh nghiệp miễn, giảm giá là dịch vụ dẫn máy bay (giảm 50%), dịch vụ thang ống, thuê băng chuyền, xử lý hành lý tự động, thuê quầy, phục vụ mặt đất (giảm 10%).

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng miễn 100% dịch vụ thuê văn phòng đại diện với các hãng hàng không dừng bay. Các hãng vẫn duy trì bay sẽ giảm ở mức tối đa theo quy định của Nhà nước là 30%. Chính sách giảm giá này dự kiến áp dụng trong 6 tháng (từ tháng 3 đến hết tháng 8).

Do đó, ACV đề nghị Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Bamboo Airways thanh toán số công nợ 205 tỉ đồng.

oan minh chong dich covid 19 bamboo airways bi thuc no 205 ti dong
Bamboo Airways vẫn duy trì các đường bay nội địa, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp tổng thể phòng ngừa dịch bệnh.

Chia sẻ trên trang cá nhân, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC và Bamboo Airways vẫn giữ tinh thần lạc quan và chủ động ứng phó ngăn ngừa lây nhiễm dịch, đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Bamboo Airway vẫn đảm bảo tỉ lệ bay đúng giờ trung bình vượt 95% trong 3 tháng đầu năm.

“Trong mọi hoàn cảnh, chúng tôi kiên định tiếp tục nỗ lực phục vụ quý khách an toàn và đúng giờ nhất, với chất lượng dịch vụ luôn phấn đấu giữ gìn ở mức cao nhất. Nếu có những bất tiện nào đó khó tránh khỏi trong một giai đoạn khó khăn chung của ngành hàng không, mong các bạn thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông”, ông Trịnh Văn Quyết viết.

Bamboo Airways vẫn duy trì các đường bay nội địa trong mùa dịch bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp tổng thể phòng ngừa dịch bệnh trên toàn hệ thống, bao gồm: thực hiện khai báo y tế, kiểm tra y tế với hành khách; phun khử trùng hành khách và phi hành đoàn trước chuyến bay; diệt khuẩn toàn bộ khoang khách và máy bay sau mỗi chuyến bay; rà sát và điều chỉnh toàn bộ quy trình cung cấp dịch vụ để hạn chế lây nhiễm chéo…

Hải Nam

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN