Ông Võ Huy Cường - Phó Cục trưởng Hàng không Việt Nam: ‘Hàng không Việt không chết yểu vì dịch bệnh’
16:09 | 30/05/2020
DNTH: Chiều 30/5, phát biểu tại "Hội nghị hàng không Việt trỗi dậy và sự hồi phục nền kinh tế", ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Hàng không Việt Nam khẳng định, hàng không Việt không chết yểu vì dịch bệnh mà sẵn sàng đối mặt với khó khăn, đang chuẩn bị để mở cửa đón khách nước ngoài khi kiểm soát được dịch bệnh.
Nhiều chuyên gia tham dự Hội nghị hàng không Việt trỗi dậy và sự hồi phục nền kinh tế.
Ông Cường cho biết, nếu như cách đây gần 6 tuần, ít người trong chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể ngồi được với nhau như thế này để bàn tới việc tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không. "Người Việt Nam chúng ta khiêm tốn nhưng hoàn toàn tự hào rằng, toàn xã hội đã chống dịch, kiểm soát được dịch bệnh và tự tin để phát triển kinh tế sau khi chiến thắng đại dịch COVID-19. Sự trỗi dậy của ngành hàng không do đó, đó là điều tất yếu", ông Cường nói.
Theo ông Cường, ngành hàng không trong thời gian diễn ra dịch COVID-19 dù phải dừng nhiều tuyến bay nhưng ngay trong thời gian diễn ra dịch bệnh, đã chủ động để khi hết dịch trở lại hoạt động an toàn. Hiện, các hãng hàng không đã nâng tần suất khai thác và đã mở cửa trở lại đối với các đường bay trong nước.
"Hiện, các sân bay trong cả nước, hành khách đi lại rất đông. Hàng không Việt không chết yểu vì dịch bệnh, luôn sẵn sàng đối mặt với khó khăn. Vì thế, chúng ta cần bàn thảo để xác định những khó khăn trước mắt cũng như tìm ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch COVID-19. Làm thế nào để hàng không luôn sẵn sàng mở cửa để đón du khách nước ngoài đến Việt Nam", ông Cường nói.
Ông Cường cũng thông tin, tuần vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam họp với các đơn vị liên quan đến nghành hàng không để tìm giải pháp vượt qua khó khăn trước mắt để cùng nhau phát triển. Các doanh nghiệp đã bàn thảo để tạo ra nguồn lực tổng hợp giữ vững phát triển kinh tế trong bối cảnh đã kiểm soát được dịch bệnh. Đồng thời, sẵn sàng mở cửa thị trường để tiếp đón luồng khách mới đến từ các nước sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát.
Đại diện Cục Hàng không cũng khẳng định rằng, ngành hàng không phải luôn sẵn sàng. Khi kiểm soát được dịch bệnh, khi rào cản nhập cảnh được dở bỏ, chắc chắn ngành hàng không sẽ hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là chưa biết chắc khoảng thời gian kiểm soát được dịch COVID-19 là thời điểm nào. Do đó, ngành hàng không Việt Nam và các hãng hàng không Việt Nam cũng đang trăn trở tìm các giải pháp, sáng kiến để tìm cách vận chuyển hành khách một cách bình thường. "Tôi nói bình thường vì chúng ta không cấm các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam. Vì hiện vẫn có các chuyến bay chở hàng đến và đi. Chúng ta vẫn ưu tiên những đối tượng hành khách đặc biệt như chuyên gia, ngoại giao... Tuy nhiên, chúng ta chưa khuyến khích nhập cảnh đối với hành khách thông thường vì phải trải qua các quy định khắt khe khi nhập cảnh", ông Cường nói.
Theo ông Cường, khi chưa có các phương thuốc đặc trị thì chúng ta phải tạo dựng các khu vực đi lại an toàn. Hy vọng thời gian tới khi có thuốc đặc trị COVID-19, chúng ta phải sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong nước và quốc tế.
Hiện, để tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các hãng hàng không, quan điểm của Cục Hàng không là tạo điều kiện tối đa theo nhu cầu cho tất cả các hãng hàng không xây dựng kế hoạch bay của mình. Không hạn chế tần suất, trừ khó khăn về hạ tầng, ví dụ như sân bay Côn Đảo, hiện chỉ mới khai thác 21 chuyến/ngày.
VNA và Bamboo Airways sau khi nới lỏng cách ly xã hội đề xuất nhiều đường bay mới, nối liền các địa phương với nhau, sau đó nối Hà Nội và TP.HCM. Cục không có khó khăn gì về cấp phép, nhất là sân bay Tân Sơn Nhất và Hà Nội. Vì có nhiều tàu bay đang đỗ chưa khai thác nên khó khăn về cất hạ cánh.
Nội địa nhu cầu đã phát triển và có sự trỗi dậy. Chúng ta đã nhìn thấy được hình bóng của ngành hàng không trước khi có dịch.
Hiện, có những đường bay đã đạt được 80% so với cao điểm Tết vừa rồi. Có những đường bay mới bắt đầu có chuyến bay. Tất nhiên, chúng ta thấy rằng tổng thị trường có khách quốc tế chúng ta chỉ mới đạt được 50%. Năm 2019, trên dưới 50% cho nội địa còn lại là quốc tế. Vì thế chúng ta mong chờ kiểm soát dịch bệnh để mở cửa trở lại với khách quốc tế. "Hy vọng rằng với điều hành của chính phủ và các bộ ngành, giờ học điều chỉnh cao điểm hè thì ngành hàng không duy trì ổn định và mở cửa đón khách quốc tế", ông Cường nói.
Riêng với Bamboo Airways, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Bamboo Airways cho biết, các khó khăn liên quan đến ngành hàng không do COVID-19 gây ra, lãnh đạo công ty đã kiến nghị lên Chính phủ, Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam. Vê cơ bản đều đã được giải quyết.
Theo ông Quyết, nhìn chung đến thời điểm này, từ Chính phủ đến các bộ ngành đã vào cuộc quyết liệt. Các chính sách đã và đang được tháo gỡ. Cái gì chưa tháo gỡ thì Bộ GTVT và Cục Hàng không đang ráo riết để tháo gỡ. "Qua đây, tôi xin cảm ơn Bộ GTVT, Cục Hàng không đã nhìn thấy sự khó khăn của ngành hàng không nói chung và Bamboo Airways nói riêng", ông Quyết nói.
Ông Quyết khẳng định, với Bamboo Airways, tần suất các chuyến bay đã mở lại 90%. Hiện, hãng đang phụ thuộc vào nhu cầu đi lại để gia tăng tần suất các chuyến bay. "Hiện, Bamboo đã phủ kín các đường bay trong nước. Các chuyến bay mới đạt xấp xỉ 50% so với trước khi dịch COVID xảy ra. Trong tháng 6 và chậm nhất tháng 7, chúng tôi hy vọng các chuyến bay sẽ bằng với trước khi dịch COVID-19 xảy ra", ông Quyết nói.
Chủ tịch Bamboo cũng cho biết, Bamboo Airways sẽ khôi phục các chuyến bay để tạo công ăn việc làm cho người lao động vì Bamboo không ảnh hưởng nhiều bởi thị trường quốc tế.

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...