'Phác họa' bức tranh LDR ở các ngân hàng thương mại Việt

09:56 | 12/03/2019

DNTH: Tỷ lệ LDR tháng 12/2018 của nhóm NHTM cổ phần đạt mức cao nhất từ trước đến nay, phần nào cho thấy các ngân hàng tư đang hướng đến đánh đổi rủi ro thanh khoản với tỷ suất sinh lời. Dẫn đầu về tỷ lệ LDR trong nhóm này là các ngân hàng cỡ vừa và nhỏ như VIB, Kienlongbank, TPBank, PGBank.

'Phác họa' bức tranh LDR ở các ngân hàng thương mại Việt

Trong số nhiều chỉ tiêu an toàn trong ngành ngân hàng thì tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất.

Thông thường, LDR càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, nhưng đánh đổi là rủi ro thanh khoản cũng cao hơn, bởi tín dụng được coi là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng nhưng lại là tài sản sinh lời chính. LDR tăng, năng lực bảo vệ mình trước nguy cơ rút tiền gửi đột ngột sẽ giảm tương ứng.

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 12/2018, tỷ lệ LDR ở nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) đạt 93,28%, trong khi LDR ở nhóm NHTM cổ phần là 84,65%. Nếu so với quy định (LDR nhóm NHTM Nhà nước tối đa 90%, LDR nhóm NHTM cổ phần tối đa 80%) thì 2 con số trên đều vượt xa.

Một điểm cũng rất đáng lưu ý khác là theo quan sát của VietnamFinance, tỷ lệ LDR tháng 12/2018 của nhóm NHTM cổ phần đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Trong khi LDR ở nhóm NHTM Nhà nước đã vượt 90% từ lâu thì ở nhóm NHTM cổ phần, việc vượt mức 80% mới chỉ diễn ra 2 năm trước (tháng 12/2016). Tuy vậy, kể từ đó đến nay, LDR của nhóm NHTM cổ phần tăng nhanh và hiện nay thậm chí còn vượt xa ngưỡng an toàn hơn cả nhóm NHTM Nhà nước.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Đi sâu hơn vào từng ngân hàng, theo tạm tính của VietnamFinance thì trong nhóm NHTM Nhà nước, VietinBank là ngân hàng có LDR cao nhất, tiếp nối là BIDV, Agribank. Riêng Vietcombank, LDR của ngân hàng này thấp hơn hẳn.

Dù vậy, Vietcombank lại là ngân hàng đang có tỷ suất sinh lời cao vượt trội so với các ngân hàng còn lại. Nguyên nhân là bởi LDR dù quan trọng nhưng cũng chỉ là một trong nhiều chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời và mức độ an toàn. Nếu chất lượng tín dụng tốt, thu nhập ngoài lãi nhiều, biên lợi nhuận mảng tín dụng cao thì dù LDR thấp, tỷ suất sinh lời vẫn cao; và ngược lại.

Xét trong nhóm NHTM cổ phần, dẫn đầu về tỷ lệ LDR là các ngân hàng cỡ vừa và nhỏ, cao nhất là VIB, Kienlongbank, kế đến là TPBank, PGBank.

Nhìn chung, LDR ở các NHTM cổ phần lớn ở mức trung bình, chẳng hạn như LDR của MB, VPBank tương đương với LienVietPostBank, VietABank, Eximbank, SHB, BacABank, VietCapital Bank.

LDR (tạm tính) = Cho vay khách hàng/(Tiền gửi khách hàng - tiền gửi vốn chuyên dùng - tiền gửi ký quỹ + Giấy tờ có giá). Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ của các ngân hàng

Nhóm có LDR thấp hơn quy tụ nhiều "dạng" NHTM cổ phần khác nhau như ACB, HDBank, ABBank, Techcombank hay thấp hơn nữa như Techcombank, SCB, Sacombank, MSB, NCB.

Như đã đề cập, thông thường, LDR càng cao thì rủi ro thanh khoản cũng cao hơn. Tuy vậy, cần lưu ý rằng LDR thấp không có nghĩa là ngân hàng an toàn, bởi tính an toàn không chỉ thể hiện ở rủi ro thanh khoản và còn các loại rủi ro khác như chất lượng tín dụng, rủi ro kỳ hạn...

Chẳng hạn như trường hợp của SCB, ngân hàng này có nợ xấu thực tế (bao gồm cả nợ xấu nội bảng, nợ xấu ngoại bảng, nợ tiềm ẩn thành nợ xấu) thuộc hàng lớn nhất hệ thống ngân hàng xét về cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. LDR của ngân hàng này thấp phần nào thể hiện khả năng sinh lời của ngân hàng này kém do không tối ưu được huy động - cho vay. Trường hợp của Sacombank và NCB cũng tương tự, dù tình hình là tốt hơn SCB.

Trường hợp của Techcombank khá đặc biệt. Sở dĩ LDR của ngân hàng này thấp là bởi một lượng lớn dư nợ tín dụng không phải là cho vay khách hàng mà là trái phiếu doanh nghiệp - có rủi ro thậm chí còn cao hơn cả cho vay khách hàng nhưng biên lợi nhuận cao hơn (Tổng cho vay dùng để tính tỷ lệ LDR theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN không đề cập đến các loại chứng khoán, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp). Hiện Techcombank là một trong những ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận cao nhất hệ thống.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN