Phải thay đổi để không nhận 'trái đắng' từ thị trường Trung Quốc
15:52 | 11/01/2022
DNTH: Trung Quốc là thị trường tiềm năng, hàng năm tiêu thụ một số lượng rất lớn nông sản, chiếm khoảng 80% thị phần xuất khẩu của Việt Nam.

Trao đổi về những khó khăn trong công tác vận chuyển, xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc hiện nay, Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit Nguyễn Khắc Huy nhận định, để có thể giảm thiểu việc ùn ứ, ách tắc xe chở nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc trên các cửa khẩu phía Bắc, các doanh nghiệp nên chuyển qua xuất khẩu bằng đường biển.
Bên cạnh đó, việc xuất khẩu chính ngạch theo đường biển cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro theo như cảnh báo, khuyến cáo từ phía Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Huy cho rằng, hiện nay việc xuất khẩu nông sản bằng đường biển của Việt Nam đang gặp phải vấn đề thiếu vỏ container lạnh do các đơn vị không đặt hàng vỏ container từ trước. Trong khi bắt buộc phải có vỏ container để xuất khẩu thì doanh nghiệp mới có thể tiêu thụ hàng hóa cho người nông dân.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang thực hiện chính sách Zero Covid. Trong trường hợp phía nước bạn phát hiện virus SARS - CoV - 2 trên những lô hàng đi theo đường biển, những lô hàng đó sẽ không thể thông quan và bị loại bỏ chứ không thể quay đầu tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Theo đó, Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit đưa ra đề xuất các bộ, ban ngành và các hiệp hội ngành hàng cần tìm giải pháp để có vỏ container lạnh phục vụ xuất khẩu bằng đường biển. Đồng thời, có những chính sách hỗ trợ cước phí thuê vỏ container ở mức hợp lý.
Ông Huy cũng đề xuất Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc đàm phán với các đơn vị hải quan Trung Quốc nhằm đẩy nhanh tốc độ thông quan.
Xoay quanh nhiều ý kiến cho rằng một trong những giải pháp tình thế hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam nên chuyển sang xuất khẩu nông sản đi các thị trường khác thay vì chỉ xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc, ông Huy đánh giá việc xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng sang các thị trường quốc tế cần có một lộ trình cụ thể để có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn, quy chuẩn của thị trường đó.
Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc vẫn là một thị trường tiềm năng, tiêu thụ một số lượng rất lớn nông sản của Việt Nam. Hàng năm, thị trường 1,4 tỷ dân chiếm khoảng 80% thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
“Trung Quốc là đất nước có kinh tế phát triển top đầu và dân số lớn nhất thế giới. Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc với số lượng vô cùng lớn. Người dân và doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu phía bạn đặt ra chứ mình không thể yêu cầu ngược lại phía bạn”, ông Huy lưu ý.
Chính vì vậy, đại diện Công ty Hoàng Phát Fruit cho rằng Chính phủ Việt Nam cần đàm phán để hướng tới việc 2 bên hợp tác cùng tạo ra lợi ích cho người nông dân Việt Nam và người tiêu dùng Trung Quốc.
Ngoài ra, hiện nay việc xuất khẩu trái cây sang các thị trường khó tính như Nhật Bản hay Hàn Quốc có quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa có những quy định này nhưng Việt Nam cần lưu ý, để đến lúc Trung Quốc đưa ra yêu cầu vẫn sẵn sàng đáp ứng được.
“Đây cũng là một bài học cho người nông dân Việt Nam. Cần chú trọng hơn đến vấn đề chất lượng sản phẩm chứ không phải mục tiêu tăng sản lượng như trước nay bà con vẫn hướng đến”, ông Nguyễn Khắc Huy nói.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 2 năm vừa qua, dịch bệnh Covid - 19 đã tác động lớn đến vận tải xuất khẩu. Chi phí đã tăng gấp nhiều lần so với trước đây. Riêng giá cước vận tải biển tăng cao lên đến 400 - 500% và thêm vào đó là vấn đề thiếu container phục vụ vận tải xuất khẩu.

Thịt lợn đang... hạ nhiệt
DNTH: Cục Thống kê cho biết, vừa qua, có thời điểm giá thịt lợn biến động, tăng mạnh nhất là đầu tháng 3, nhưng sau đó đã chững lại và giảm dần, đến cuối tháng 3 chỉ còn tăng ở một số tỉnh phía Nam.

Tăng thuế thu từ kinh doanh thương mại điện tử lên 19%
DNTH: Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm, số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Thị trường nông sản: Giá xuất khẩu gạo tiếp tục tăng
DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có biến động mạnh dù đang cao điểm thu hoạch lúa Đông Xuân. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng và thu hẹp dần sự chênh lệch về giá xuất khẩu với các nước khác trong...

Giảm thuế VAT - Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, việc Bộ Tài chính đề xuất kéo dài và mở rộng đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần giảm chi phí sinh hoạt và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Giá sầu riêng nghịch vụ tăng gấp đôi
DNTH: Sau thời gian dài giảm giá, nông dân vùng chuyên canh tỉnh Bến Tre đang thu hoạch sầu riêng vụ nghịch với niềm vui khi bán được giá cao, mang lại lợi nhuận lớn trong mùa hạn mặn đang gia tăng ở địa phương.

Thúc đẩy tiêu dùng nội địa tạo động lực tăng trưởng kinh tế
DNTH: Hiện nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng ở mức thấp so với trước dịch COVID-19.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...