Phát triển ngành Vật liệu xây dựng theo hướng kinh tế tuần hoàn

20:11 | 23/11/2022

DNTH: Chiều 23/11, tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng quốc Gia, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam phối hợp với Ban Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng Vietbuild tổ chức hội thảo với chủ đề "Ngành Vật liệu xây dựng với kinh tế tuần hoàn hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050".

Đến dự hội thảo có ông Tống Văn Nga - Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, Thạc sỹ Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, PGS.TS Lương Đức Long - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo sở ban, ngành, tổ chức đại diện của doanh nghiệp các nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành.

Hội thảo có 7 báo cáo tham luận với nội dung:

1. Báo cáo tóm tắt thuyết minh quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

2. Một số kết quả bước đầu trong việc sử dụng chất thải công nghiệp và sinh hoạt làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng tại VICEM;

3. Homelift - một kiến trúc nội thất làm đẹp tòa nhà;

4. Gạch granite tấm lớn Trung Đô ra đời trong thời kỳ chuyển đổi số và bảo về môi trường;

5. Không để ngành Vật liệu xây dựng lỡ nhịp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

6. Hạt thủy tinh xốp, các tấm ốp trần, tường, sàn mái cách nhiệt, cách âm, tiêu âm và chống cháy;

7. Sử dụng những nguồn chất thải làm nguyên liệu sản xuất gạch tuynel bằng công nghệ mới thân thiện với môi trường.

z3905400859809_5089f17597109fd3d58f3caca6a8c44c
ThS. Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng, Trưởng ban Quản lý quy hoạch khoáng sản Bộ Xây dựng trình bày báo cáo tại hội thảo.

Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở nước ta diễn ra tại 44/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (tính đến ngày 31/12/2021) với khoảng 1.720 mỏ, điểm mỏ khoáng sản (trong danh mục khoáng sản quy hoạch) được tìm kiếm, điều tra, thăm dò và khai thác với quy mô khác nhau.  

Mở đầu hội thảo, ThS. Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng, Trưởng ban Quản lý quy hoạch khoáng sản Bộ Xây dựng trình bày "Báo cáo tóm tắt thuyết minh quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050" với năm nội dung chính: sự cần thiết và mục tiêu lập quy hoạch; tiềm năng tài nguyên và hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng; đánh giá kết quả thực hiện các quy hoạch; kết quả xây dựng phương án quy hoạch và kết luận - kiến nghị.

Ông Bắc cho biết: việc ban hành các quy hoạch trong lĩnh vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản làm xi măng thời gian qua đã góp phần đưa nhiều mỏ khoáng sản có quy mô công nghiệp vào thăm dò, khai thác kịp thời, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất và đóng vai trò quan trọng cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của cả nước nói chung và các địa phương nói riêng.

Tuy vậy, trong quá trình triển khai quy hoạch thời gian qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập như: thiếu thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; kỳ quy hoạch, diện tích, quy mô, công suất trong quy hoạch trước đây không còn phù hợp giữa giai đoạn thăm dò và khai thác; việc chồng lấn các quy hoạch (khu đô thị, khu công nghiệp, du lịch sinh thái…) lên quy hoạch khoáng sản phổ biến tại một số địa phương…

Trong báo cáo tham luận với chủ đề “Một số kết quả bước đầu trong việc sử dụng chất thải công nghiệp và sinh hoạt làm nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng tại VICEM” của ông Đỗ Xuân Thịnh - chuyên gia kỹ thuật, phòng Kỹ thuật, Tổng công ty Xi măng Việt Nam đã đưa ra một số kết quả ban đầu của các chương trình phát triển kinh tế tuần hoàn trong đó có: chương trình nghiên cứu sử dụng bùn thải thay thế nguyên liệu sét trong sản xuất clinker; sử dụng chất thải rắn công nghiệp thông thường (rác thải thông thường) làm nhiên liệu thay thế trong sản xuất clinker; tối ưu sản xuất, tăng cường sử dụng tro, xỉ trong sản xuất clinker và xi măng; nghiên cứu, sử dụng thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng.

Ông Thịnh chia sẻ: sản xuất xi măng tại Việt Nam là một ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên và có phát thải lớn trong quá trình sản xuất nên cần đẩy mạnh nghiên cứu các mô hình kinh doanh sáng tạo mới, các công nghệ đột phá giúp doanh nghiệp tăng trưởng cao hơn. Trên cơ sở đó, trong nhiều năm qua, Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) với năng lực sản xuất khoảng 22 triệu tấn clinker/năm và khoảng 32 triệu tấn xi măng/năm, chiếm 34% - 35% thị phần xi măng cả nước, đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải ra môi trường.

 

z3905356402914_f033044b31ec2a7e160b6336b3e8f5bf
Toàn cảnh hội thảo. 

Cũng tại hội thảo, ThS. Phạm Văn Chung, công ty Cổ phần Khoáng chất Công nghiệp Việt Nam đã trình bày tham luận “Sử dụng những nguồn chất thải làm nguyên liệu sản xuất gạch tuynel bằng công nghệ mới thân thiện với môi trường”. Thông qua việc phân tích những nguyên liệu cùng công nghệ sản xuất gạch tuynel, tác giả đã cho thấy được tính chất nổi bật của loại gạch này.

Với nhiều ưu điểm trong sản xuất cùng giá trị sử dụng, gạch tuynel là loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong xây dựng dân dụng. Nguyên liệu sử dụng là những nguồn chất thải tái chế thân thiện với môi trường. Công nghệ sản xuất hiện đại cho chất lượng ổn định, năng suất cao và giảm ô nhiễm môi trường. Đây có thể coi là một trong những giải pháp phát triển bền vững và là xu thế trên thế giới.

ThS. Phạm Văn Chung, công ty Cổ phần Khoáng chất Công nghiệp Việt Nam

Với tính cấp thiết và thời sự của các vấn đề nêu ra tại hội thảo, các bài tham luận đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi của các vị đại biểu, chuyên gia đầu ngành. Đây là cơ hội giúp các đại biểu gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật thông tin, mở rộng kiến thức về lĩnh vực sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng và các lĩnh vực liên quan khác để góp phần thúc đẩy ngành Vật liệu xây dựng Việt Nam phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn (Circular Economy) là nền kinh tế dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác” tức chất thải đầu ra của hoạt động kinh tế sẽ được thu hồi trở lại đầu vào của hệ thống kinh tế dưới dạng tài nguyên và không phát thải ra môi trường với mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.

Phát triển kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới hướng tới giải quyết những vấn đề về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm tiến tới xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN