Phí cước container tăng bất thường chỉ là ngắn hạn?

10:29 | 04/03/2021

DNTH: Thiếu hụt container đang là vấn đề nghiêm trọng dẫn đến chi phí vận chuyển hàng hóa bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, chuyên gia J&T Express cho rằng xu hướng này chỉ xảy ra trong ngắn hạn. Khi vận chuyển hàng không trở lại bình thường sau đại dịch, áp lực đối với hàng hóa thông qua đường biển sẽ giảm bớt.

Vận tải container bằng đường biển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thị trường thương mại điên tử xuyên biên giới đang bùng nổ tại khu vực Đông Nam Á. Theo chuyên gia logistics thương mại điện tử tại J&T Express, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã thúc đẩy chi tiêu trực tuyến trong toàn khu vực, với ước tính thị trường đang trên đà đạt doanh số 153 tỷ USD vào năm 2025.

Dự báo này được công bố trong trường hợp sẽ không còn làn sóng dịch bệnh nào xảy ra nữa. Với lượng hàng hóa mua trực tuyến ngày càng tăng, J&T Express ước tính sẽ có nhiều hàng hóa được vận chuyển qua đường biển hơn trong thời gian tới.

Lý giải về điều này, ông Andrew Sim, Giám đốc điều hành của J&T Express Singapore cho biết: "Động thái này sẽ được thúc đẩy bởi người tiêu dùng với các loại hàng nặng hơn, áp lực buộc các thương gia phải giảm chi phí vận chuyển". Mới đây, Singapore quy định hàng hóa có giá trị thấp được mua trực tuyến và nhập khẩu bằng đường hàng không hoặc đường bưu điện sẽ phải chịu thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) từ 1/1/2023.

Tại Việt Nam, ngày 25/2, Cục Hàng hải Việt Nam đã thành lập tổ công tác kiểm tra về giá, phụ thu ngoài giá đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển tăng cao bất thường vừa qua. Cụ thể, từ tháng 11/2020, các hiệp hội, doanh nghiệp vận tải đã phản ánh về mức giá cước vận chuyển container xuất nhập khẩu tăng cao bất thường. Hầu hết các hãng tàu thông báo tăng giá cước từ 2 đến 10 lần (tùy theo chặng) so với trước đó.

Ông Andrew Sim nhấn mạnh: "Vận tải bằng đường biển đang dần tiến tới trở thành phương thức vận tải thống trị khu vực Đông Nam Á. Để thích nghi với làn sóng này, các quốc gia cần xem xét tích hợp giữa cơ sở hạ tầng, hệ thống và cơ sở vật chất, từ đó hỗ trợ quy trình bán lẻ, thương mại và logistics tốt hơn. Bởi vận tải đường biển là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử xuyên biên giới".

Phí cước container tăng bất thường chỉ là ngắn hạn?

Trên thực tế, sự thiếu hụt container đang tác động đáng kể, đẩy chi phí vận chuyển hàng hóa thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới lên cao. "Song đây chỉ là ngắn hạn. Giai đoạn hậu Covid-19, khi vận chuyển hàng không trở lại trạng thái bình thường, áp lực đối với hàng hóa thông qua đường biển sẽ được giảm bớt", đại diện J&T Express nhận định.

Một số công ty giao nhận trong khu vực cũng chỉ ra sự gia tăng khối lượng chuyển sang vận tải đường bộ xuyên biên giới là do vận chuyển hàng hóa thông qua đường hàng không giảm. Tuy nhiên, ông Andrew Sim cho hay, đối với thương mại điện tử, việc sử dụng vận chuyển hàng hóa đường bộ khu vực châu Á bị hạn chế hơn so với châu Âu, bởi "các vấn đề về thủ tục hải quan giữa các quốc gia châu Á khác nhau".

"Mặc dù vậy, xu hướng vận tải đường bộ xuyên biên giới tại khu vực châu Á ngày càng tăng, đặc biệt với các quốc gia gần nhau, chẳng hạn như Malaysia và Singapore". Đáng chú ý, tháng 12/2020, Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS) đã chính thức được triển khai, giúp giảm bớt các thách thức thương mại nội khối và cho phép các doanh nghiệp hưởng lợi đầy đủ từ việc vận chuyển hàng hóa tự do trong toàn khu vực.

Trước đó, ACTS được vận hành thử nghiệm tại Việt Nam, Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Dự kiến, hệ thống sẽ sớm được triển khai tại Myanmar và có thể được mở rộng sang Brunei, Indonesia và Philippines tùy thuộc nhu cầu kinh doanh.

Anh Vũ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN