Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp về đổi mới, phát triển kinh tế tập thể

08:50 | 07/11/2018

DNTH: Ngày 6/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo bàn, thống nhất kế hoạch tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Thành Chung.

Tham gia buổi làm việc còn có Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát và lãnh đạo nhiều bộ, ngành.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đều cho rằng, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, nhận thức của hệ thống chính trị, của toàn xã hội về kinh tế tập thể đối với sự phát triển của đất nước đã có những chuyển biến rõ nét, HTX có sự biến đổi nhanh chóng, xuất hiện nhiều mô hình mới, hiệu quả cao.

Do vậy, các bộ đề nghị cần tổng kết để có chỉ đạo về phát triển kinh tế tập thể, HTX thời gian tới cho phù hợp, trong đó, cần bám sát nghị quyết, nghiên cứu cả về lý luận, quan điểm luận chứng, thực tiễn để loại hình kinh tế này phát triển hiệu quả hơn. Vừa qua, nhiều địa phương cũng ban hành nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố triển khai Nghị quyết 13-NQ/TW, cần làm rõ việc tổ chức hội nghị tổng kết của các tỉnh, Thành ủy và nên tổng kết từ cơ sở.

Đồng tình với các ý kiến phát biểu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, nội dung tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể phải đánh giá cho được thực trạng của kinh tế tập thể hiện nay, cả về mặt số lượng, chất lượng, tính bền vững của loại hình kinh tế này.

Phó Thủ tướng yêu cầu nội dung tổng kết phải bám sát Nghị quyết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị quyết, đi vào những vấn đề về thể chế, chính sách, nhất là đất đai, tài chính tín dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực kinh tế tập thể, HTX; đánh giá thực trạng và vai trò của quản lý nhà nước, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, vai trò của liên minh HTX; đồng thời làm rõ những vướng mắc, rào cản để tháo gỡ, tìm ra điển hình mới, động lực mới, hướng đi mới, tạo động lực cho loại hình kinh tế này phát huy hiệu quả trong thời gian tới.

Trên cơ sở tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị ban hành nghị quyết mới về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, có bổ sung, trên cơ sở đó tạo luận cứ cho việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật HTX vào năm 2022.

Theo Phó Thủ tướng, cần tổng kết từ cơ sở, cấp đứng ra tổ chức là cấp tỉnh. Ngoài việc tổ chức tổng kết theo địa bàn, kế thừa kinh nghiệm sơ kết 5 năm thực hiện Luật HTX, các bộ cần chủ trì tổng kết theo lĩnh vực chuyên đề. Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX mà trực tiếp là Bộ KH&ĐT và Liên minh HTX Việt Nam tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến về thực thi chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển HTX, các vấn đề về đất đai, tín dụng, đào tạo, kinh nghiệm quốc tế…

Trung ương sẽ tổ chức đoàn khảo sát đi một số địa bàn trọng điểm, mang chất vùng miền, để nghiên cứu một số mô hình mới thành công, những nơi còn vướng mắc. Thời điểm tổng kết cần được tính toán tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đại hội Đảng các cấp. Việc tổng kết ở cấp Trung ương do Ban cán sự Đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức./.

Lan Hương

VNHN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN