Phó TTg yêu cầu rà soát việc thu hồi đất của doanh nghiệp đã cổ phần hóa

11:01 | 15/05/2019

DNTH: Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát pháp lý thu hồi đất đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 60/2018/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát cơ sở pháp lý của việc thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với trường hợp doanh nghiệp đã cổ phần hóa và đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.

Căn cứ để xử lý trong trường hợp thu hồi, đấu giá, nhưng doanh nghiệp đang sở hữu tài sản trên đất không trúng đấu giá. Trường hợp có sự khác nhau giữa Nghị quyết của Quốc hội và Luật Đất đai, Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính rà soát Chương trình hành động của Chính phủ về trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để làm rõ mục đích của việc giao nhiệm vụ "xác định giá đất cụ thể theo quy định của Luật Đất đai" (cho thuê đất hoặc xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa/căn cứ tính tiền bồi thường...).

Đồng thời, xác định rõ hơn đối tượng "các doanh nghiệp cổ phần hóa còn lại" (doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chưa được phê duyệt phương án sử dụng đất hay doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, doanh nghiệp có vốn nhà nước hay doanh nghiệp là công ty con của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước).

Bên cạnh đó rà soát theo quy định của pháp luật về đất đai đối với nội dung "trường hợp phương án sử dụng đất doanh nghiệp đề xuất chưa phù hợp với quy hoạch, mục đích sử dụng đất, ngành nghề kinh doanh và pháp luật về đất đai hiện hành thì kiên quyết tổ chức thu hồi và đấu giá công khai theo quy định của pháp luật".

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu hoàn chỉnh các nội dung trên để trình Thủ tướng trước ngày 20.5.2019.

pho ttg yeu cau ra soat viec thu hoi dat cua doanh nghiep da co phan hoa hinh anh 1

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) tại dự án Khu Đoàn ngoại giao thời điểm cổ phần hoá. (ảnh Trần Kháng)

Trước đó, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tăng cường sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp. Trong đó, yêu cầu phải rà soát việc việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất của các doanh nghiệp khi cổ phần hóa theo các quy định pháp luật từng thời kỳ.

Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, việc sắp xếp, xử lý cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp đã góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp theo chủ trương của Đảng và nhà nước. Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy việc quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp còn thực sự chưa hiệu quả, đặc biệt là việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn liên doanh, liên kết, chuyển mục đích sử dụng đất…, cá biệt có những trường hợp sai phạm bị cơ quan chức năng xử lý.

Đáng chú ý, trường hợp các doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư kinh doanh bất động sản, phải rà soát giá trị quyền sử dụng đất tính trong giá trị doanh nghiệp theo quy định của Nghị định của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần hoặc việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với đất đai khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Đồng thời, rà soát việc góp vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp có vốn nhà nước thành lập các công ty đầu tư bất động sản để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở góp vốn từ giá trị tài sản trên đất là cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp này.

Như Dân Việt đã đưa, vừa qua, Kiểm toán Nhà nước đã công bố báo cáo kiểm toán quyết toán giá trị vốn nhà nước tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp), trong đó chỉ ra một số sai sót về định giá, quản lý các bất động sản của doanh nghiệp.

Theo báo cáo, Hancorp trước khi cổ phần hóa đang quản lý 10 khu đất tại Hà Nội; TP HCM, Nghệ An và Đồng Nai mỗi nơi có một khu đất.

Kết luận kiểm toán chỉ ra, tại dự án tổ hợp nhà ở đa năng 28 tầng Làng Quốc tế Thăng Long (Hà Nội), Hancorp đã nộp tiền sử dụng đất là 119 tỷ đồng nhưng chưa nộp phần chênh lệch giữa giá bán và giá thành của 30% diện tích sàn căn hộ. Khoản này được xác định khoảng 20,4 tỷ đồng.

Còn tại dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Khu Đoàn ngoại giao ở Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, theo Kiểm toán Nhà nước, Hancorp chưa nộp tiền sử dụng đất với phần xây dựng 3.005 m2 để làm nhà ở cao tầng cho người nước ngoài. "Tiền sử dụng đất của các diện tích này đến ngày 1.1.2012 - thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được tư vấn định giá theo đơn giá tạm tính 15,5 triệu đồng một m2, tương ứng với là 59 tỷ", cơ quan kiểm toán cho biết.

Khu đất 5.000m2 tại xã Kiến Hưng, Hà Đông (Hà Nội) trước đây UBND tỉnh Hà Tây đồng ý cho tổng công ty sử dụng tiền thuê đất trong 20 năm (tính từ năm 1997) để góp vốn liên doanh cùng một đơn vị khác. Tuy nhiên, pháp nhân liên doanh này đã giải thể và bàn giao lại cho Hancorp sử dụng lô đất trên. Tổng công ty đã làm việc với Hà Nội để trả lại đất song đến khi kiểm toán vẫn chưa hoàn tất. Một số tài sản khác cũng chưa được Hancorp bàn giao cho UBND TP Hà Nội theo phương án cổ phần hóa.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN