Quản lý hóa chất nông nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu

11:04 | 30/11/2018

DNTH: Hàng năm, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) nhận được nhiều cảnh báo của các nước nhập khẩu; trong đó liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của Việt Nam bị vượt quá mức cho phép.

Để vượt qua điều này, cần phải nắm bắt kịp thời các yêu cầu về BVTV của các thị trường và làm rõ việc truy xuất nguồn gốc.

Thách thức  hiện nay là nông dân sử dụng thuốc BVTV thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Cần nắm vững yêu cầu kỹ thuật các thị trường

Ngày 27/11 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo “Nâng cao năng lực xuất khẩu và an toàn thực phẩm nông sản Việt Nam: Vai trò của quản lý hóa chất nông nghiệp”.

Để đảm bảo sản phẩm chất lượng cho xuất khẩu, ông Jeroen Pasman, Trưởng phòng kinh doanh xuất khẩu, Công ty The Fruit Republic, chuyên xuất khẩu rau quả sang châu Âu, Mỹ… chia sẻ, công ty ký hợp đồng với các nông hộ nhỏ và cùng với họ sản xuất từ trên đồng ruộng, hướng dẫn nông dân sản phẩm thuốc BVTV và quản lý dư lượng, liều lượng để đảm bảo yêu cầu thị trường nhập khẩu ngay trên đồng ruộng. Mỗi một nhân viên kỹ thuật sẽ làm việc với khoảng 20-25 nông hộ để đảm bảo rằng mọi quy trình sản xuất đều đảm yêu cầu thị trường mong muốn.

Theo ông Jeroen Pasman, thách thức lớn nhất hiện nay là nông dân sử dụng thuốc BVTV thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Việt Nam đã có nhiều hiệp định thương mại tự do, đây là điều kiện tốt để tự do thông thương, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hàng rào kỹ thuật khác mà Việt Nam còn phải đàm phán, điển hình như chuối xuất khẩu chưa xuất khẩu được sang Philippines, dừa chưa sang được Trung Quốc hay nhiều rau quả chưa sang được Nhật Bản… vì các quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật. Chính phủ cần tiếp tục đàm phán để gỡ được các hàng rào kỹ thuật đó.

Theo ông Vương Trường Giang, Trưởng phòng An toàn thực phẩm và Môi trường (Cục Bảo vệ thực vật), hàng năm Cục Bảo vệ thực vật nhận được nhiều cảnh báo của các nước nhập khẩu; trong đó liên quan đến dư lượng thuốc BVTV.

Để giúp doanh nghiệp nắm thông tin, vượt qua rào cản, ông Vương Trường Giang, cho rằng, trước hết các cơ quan nhà nước phải nắm bắt kịp thời các rào cản của thị trường, trên cơ  sở đó phổ biến cho nhà xuất khẩu, người sản xuất… Khi Cục Bảo vệ thực vật nắm bắt thông tin thì truy xuất nguồn gốc để phổ biến lại cho cơ sở sản xuất, người nông dân để tìm cách khắc phục. Hiện nay, nông sản muốn xuất khẩu đều phải truy xuất được nguồn gốc.

Sau khi cập nhật các yêu cầu kỹ thuật vê tiêu chuẩn thương mại trong thương mại quốc tế các sản phẩm nông sản với một số thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, châu Á, ông Jason Sandahi, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo, nông dân cần có các công cụ để giúp họ sản xuất và bán được sản phẩm. Do đó, nông dân, cơ quan chức năng và ngành sản xuất cần hợp tác để xây dựng công vụ này.

Theo đó, việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân cần được thực hành nhất quán, thời gian cách ly cần được áp dụng tương tự như đối với mức dự lượng tồn dư cho phép. Thuốc trừ sâu cần được đánh giá dựa trên rủi ro, không phải dựa trên tính nguy hiểm. Việc hài hòa hóa các tiêu chuẩn là phương pháp được áp dụng trong tương lai cho các nền kinh tế, ông Jason Sandahi nhấn mạnh.

Đối với an toàn thực phẩm, hóa chất rất quan trọng trong quá trình sản xuất - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Thực hành nông nghiệp theo chuỗi

Ông Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật nhìn nhận: “Hiện nay nông sản Việt Nam xuất khẩu chịu  hai hàng rào kỹ thuật quan trọng nhất là an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Đối với an toàn thực phẩm, hóa chất rất quan trọng trong quá trình sản xuất.  Trong quá trình sản xuất, hầu hết các nước đều phải sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Tuy nhiên, nếu đáp ứng được quy định về mức dư lượng tối đa cho phép thì vẫn đảm bảo xuất khẩu tốt”.

Giải pháp là sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt và theo chuỗi. Do đó, tổ chức sản xuất là khâu quan trọng nhất. Cần tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan quản lý trên cơ sở tổ chức sản xuất theo chuỗi thì vấn đề an toàn thực phẩm sẽ đáp ứng được.

Mong muốn đưa các giải pháp khoa học công nghệ cao tới nông dân kịp thời, ông Siang Hee Tan, Giám đốc điều hành Crop Life Asia cho biết, thông qua tập huấn, Crop Life đã và đang giúp  nông dân ngay từ trong sản xuất đi theo đúng các quy chuẩn để họ vừa tăng sản lượng vừa đáp ứng đủ yêu cầu, tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Hiện nay, công ty đang phối hợp cùng Bộ NN

 Đỗ Hương
KTNT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN