Quảng Ninh: Tăng cường các giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

17:57 | 28/12/2023

DNTH: Quảng Ninh sớm triển khai phát triển khu công nghiệp (KCN) ở miền Bắc, trong đó KCN Cái Lân (TP Hạ Long) là KCN tập trung đầu tiên của Quảng Ninh được Chính phủ quyết định thành lập từ năm 1997. Tỉnh đang tăng cường các giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn.

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/02/2023, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được quy hoạch thành lập, phát triển 23 KCN với tổng diện tích là 18.842 ha, trong đó có 15 KCN thuộc địa bàn các KKT.

Tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng các đề án, như: “Đề án xây dựng cơ chế chính sách thí điểm phát triển KKT Vân Đồn”; Hoàn thiện việc xây dựng hồ sơ số, bản đồ số các KCN, KKT; Đề án “Xây dựng, phát triển nhanh, bền vững các KKT, KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040”; Hoàn thiện “Bộ tiêu chí thu hút các dự án đầu tư hạ tầng và dự án thứ cấp vào các KCN của tỉnh”,…

Hiện nay, Quảng Ninh tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16/11/2020 của Tỉnh ủy về công nghiệp chế biến chế tạo; tập trung thu hút đầu tư có chọn lọc nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế hệ mới vào các KCN, KKT. Đồng thời ưu tiên các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, thân thiện môi trường, đóng góp lớn cho ngân sách.

quang-ninh-them-nha-dau-tu-du-an-san-xuat-linh-kien-o-to-va-cac-san-pham-tu-kim-loai_651ec9f543538
Lễ ký kết thỏa thuận giữa Công ty Cổ phần đô thị Amata Hạ Long và Công ty TNHH Công nghiệp Renli Việt Nam.

Đặc biệt, tỉnh cũng tăng cường đôn đốc, hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai, GPMB, nguồn đất đắp, thủ tục hành chính để thúc đẩy các dự án thứ cấp trong KCN sớm đi vào hoạt động. Năm 2023, tỉnh đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thành công Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng và Xúc tiến đầu tư vùng với sự tham gia của 1.000 đại biểu; Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức thành công Hội nghị phát triển dịch vụ logistics Quảng Ninh với sự tham gia của 789 đại biểu trong và ngoài nước và tổ chức ký kết 5 bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác giữa các sở của tỉnh với hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp.

Đến nay Quảng Ninh cũng đã hoàn thành ban hành Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2023 và triển khai xây dựng Đề án thu hút nhà đầu tư FDI lớn, có thương hiệu vào tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Riêng trong năm 2023, tỉnh đã đón tiếp và làm việc với nhiều tập đoàn, nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư vào KCN, KKT trên địa bàn tỉnh, trong đó có những tập đoàn, doanh nghiệp nổi tiếng, như: Tập đoàn Lite-On Technology (Đài Loan), Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn; Đoàn doanh nghiệp điện tử Đài Loan (Trung Quốc); Tập đoàn Adani và Công ty TNHH Mitsubishi Corporation Việt Nam...

Cạnh đó, tỉnh tiếp tục nắm bắt khó khăn, vướng mắc nhằm tháo gỡ thủ tục, hỗ trợ, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện cho 27 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 25.972,11 tỷ đồng.

Mặt khác, tỉnh cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng đảm bảo nguồn nhân lực hiệu quả cho các KCN, KKT hoạt động hiệu quả; triển khai quyết liệt Đề án phát triển nhà ở công nhân, lao động ngành than, khu công nghiệp, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng về làm việc, sinh sống tại Quảng Ninh.

Việc thu hút đầu tư vào các KCN thời gian qua đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp và kinh tế- xã hội của Quảng Ninh; hình thành được một hệ thống quy hoạch tổng thể các KCN, KKT.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực

DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...

Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng

DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...

Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm

DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.

Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh

DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.

Giảm gánh nợ công

DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...

Năm 'điểm nóng' trên thị trường hàng hóa toàn cầu

DNTH: Nhu cầu của thế giới đối với ngô của Mỹ đang tăng lên. Sản lượng đồng của Chile, nhà cung cấp hàng đầu thế giới, đang phục hồi sau nhiều năm sụt giảm. Và sự phát triển bùng nổ xe điện của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm...

XEM THÊM TIN