Quế Phong - Nghệ An: “Máu rừng” vẫn âm thầm chảy

08:25 | 21/11/2019

DNTH: Là địa bàn trọng điểm trong công tác bảo vệ rừng của tỉnh Nghệ An, được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Nhưng qua số liệu thống kê và chuyến đi công tác vùng cao chúng tôi nhận thấy công tác bảo vệ rừng nơi đây chưa thực sự quyết liệt. Ở đâu đó trên địa bàn huyện Quế Phong rừng vẫn đang bị khai thác trái phép.

Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, toàn huyện Quế Phong có 178.083,14 ha đất lâm nghiệp, diện tích có rừng 142.907,5 ha, độ che phủ rừng đạt 75,6 %. Trong đó: Rừng đặc dụng: 35.187 ha; Rừng phòng hộ: 43.883 ha; Rừng sản xuất: 60.391 ha và Rừng trên đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp: 3.446,5 ha. Địa bàn huyện Quế Phong có đường biên giới dài trên 74,3(km) tiếp giáp với hai tỉnh Mường Quắn, Xăm Táy(Lào), có 62,86(km) giáp với huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt nơi đây có quần thể cây Sa mu dâu đã được công nhận là cây di sản. Tuy nhiên công tác bảo vệ rừng tại đây chưa thực sự quyết liệt, những khu rừng trên đất Quế vẫn bị “chảy máu”.

Gỗ lậu được tập kết ven đường.

Đơn cử như vào ngày 16/11/2109, nhóm phóng viên chúng tôi có chuyến đi công tác trên địa bàn huyện. Từ tuyến đường Châu Thôn đi Thị trấn Kim Sơn, chúng tôi phát hiện người dân đang vận chuyển 3 lóng gỗ, trong đó 2 lóng được cắt vuông thành thành sắc cạnh chất lênh thũng, một lóng gỗ tròn gắn dưới thùng chiếc xe công nông chạy về hướng bản Muồng, xã Châu Kim. Bên vệ đường thuộc Dốc Chuối, xã Châu Kim, Quế Phong vẫn còn 3 lóng gỗ tròn có đường kính chừng 50cm do lâm tặc chưa kịp tẩu tán. Ngay lúc đó, chúng tôi liên lạc cho cán bộ thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Quế Phong trình báo và nhận được câu trả lời sẽ cho người xuống kiểm tra. Sau hai ngày (18/11), chúng tôi có buổi làm việc với ông Nguyễn Trạch Hùng, Hạt phó Hạt kiểm lâm huyện để nắm thông tin. Trao đổi với chúng tôi ông Hùng cho biết: “Sau khi nhận được tin báo, lãnh đạo đã cho anh em xuống kiểm tra. Và được báo về người dân tổ chức đại đoàn kết nên vào rừng lấy ít củi về nấu. Chứ không phát hiện được việc khai thác và vận chuyển gỗ.” Khi chúng tôi trưng ra các bức ảnh và cip quay cảnh người dân đang vận chuyển gỗ, ông Hùng mới xác nhận “Đây đúng là gỗ được khai thác và vận chuyển trái phép”. Đến ngày 20/11 liên lạc qua điện thoại và Mail ông Hùng xác nhận “ Số gỗ phát hiện tại khu vực Dốc Chuối đã bị tạm giữ vào ngày 17/11/2019 gồm 7 lóng gỗ tròn Ràng ràng (nhóm 6), khối lượng 0,650m3, Hạt Kiểm lâm đang phối hợp với UBND xã Châu Thôn xác minh xử lý theo Quy đinh”.

Quế Phong những cánh rừng bồng bềnh trong sương.

Được biết trong 9 tháng đầu năm 2019 Hạt kiểm lâm Quê Phong + Xử lý hành chính: 47 vụ, phạt tiền 194.000.000 đồng, tịch thu 72,66(m3) gỗ các loại; 01 xe máy, 141,1 (kg) động vậthoang dã. Tổng số tiền đã nộp ngân sách 283.108.000 đồng. Xử lý hình sự: Phối hợp kiểm tra, phát hiện và kiến nghị khởi tố 04 vụ án hình sự trong lĩnh vực Lâm nghiệp, trong đó: 01 vụ khai thác 04 cây Sa mu ở TK92 – xã Nậm Giải; 01 vụ phát hiện và bắt giữ 02 đối tượng người Lào xẻ gỗ Samu tại TK 59 – xã Hạnh Dịch; 01 vụ tập kết 27,2m3 gỗ quy tròn tại khoảnh 4, TK98 xã Tri Lễ; 01 vụ bắt 08 đối tượng khai thác gỗ tại TK 144 – xã Cắm Muộn.

Gỗ lậu chở trên xe công nông

Qua sự việc chặt phá rừng nêu trên và số vụ việc được giải quyết trước đó, có thể nhận thấy công tác phòng chống nạn chặt phá rừng trên địa bàn huyện Quế Phong cần được quan tâm triệt để hơn nữa. Tuy rằng, một vụ chặt phá rừng dù nhỏ như trên, nếu không được xử lý kịp thời sẽ tạo tâm lý “nhờn” pháp luật của bộ phận không nhỏ của người dân. đến bạn đọc

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này

                                                                                              

Ngọc Giáp – Pù Lăn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao

Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.

Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo

Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...

Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải

Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.

Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường

So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...

Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai

Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...

XEM THÊM TIN