Quế Phong - Nghệ An: Rừng vẫn vang vọng tiếng máy cưa
15:26 | 18/03/2020
DNTH: Hàng trăm cây rừng có tuổi đời trên 30 tuổi bị đốn hạ trơ lại gốc, kéo theo đó là hàng ngàn cây con ngã ngổn ngang. Mùn cưa của việc cắt cây và sẻ gỗ hình thành một lớp dày, tràn xuống cả đường công vụ, từng mảng rừng bị phá tan tành, bìa gỗ vứt khắp nơi. Đó là thực trạng đáng buồn của những cánh rừng tại xã biên giới Nậm Giải - Quế Phong. Điều trái khoáy lực lượng Kiểm lâm huyện Quế Phong vẫn cho rằng đã “chủ động” trong việc xử lý! Cán bộ địa bàn vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ!
Khu rừng bị lâm tặc phá hại có phong phú
Máu rừng vẫn chảy…
Vừa qua, Kiểm lâm huyện Quế Phong, Nghệ An đã lập biên bản thu giữ hơn 8m3 gỗ các loại tại rừng thuộc xã biên giới Nậm Giải, huyện Quế Phong. Vị trí bị lâm tặc phá hại thuộc tiểu khu 109, bản Chà Lấu, xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, Nghệ An. Ngày 14/1/2020, Kiểm lâm huyện Quế Phong phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện lập biên bản thu giữ hơn 8m3.
Hiện nay, số gỗ nói trên đã được cơ quan chức năng chuyển về Hạt kiểm lâm huyện Quế Phong để thực hiện các bước tiếp theo theo đúng quy trình của luật định.
Đường công vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lâm tặc.
Liên quan đến vụ phá rừng, ngày 10/3, nhóm Pv chúng tôi đã có mặt tại hiện trường để tìm hiểu sự việc. Quan sát cho thấy, việc phá rừng ở tiểu khu 109 có quy mô lớn. Có hàng trăm cây gỗ cỡ lớn đã bị lâm tặc cắt hạ và xẻ bê ngay tại chỗ. Khu vực khai thác khá rộng, trải dài dọc theo con đường công vụ của công trình thủy điện Việt – Lào đang thi công. Trên một số gốc cây bị chặt hạ có đánh dấu ngày tháng ghi thời gian khác nhau như: 15/10/2019, 26/12/2019… bằng bút xóa màu trắng. Ước tính, tại khu vực nhỏ có hàng chục mét khối gỗ đã bị “rút ruột” trong khoảng thời gian không xa.
Trên con đường công vụ của công trình thủy điện đang thi công có lớp lớp mùn cưa do lâm tặc cắt xẻ gỗ để lại. Đứng trên con đường ấy, ở cánh rừng xa xa lộ ra nhiều khoảng rừng bị xé ra do hiện tượng khai thác gỗ trái phép.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Hùng, Hạt Phó hạt kiểm lâm Quế Phong cho biết, Liên quan đến việc phá rừng ở khu vực đó, phía lực lượng kiểm lâm đã bắt được 02 vụ, một vụ vào ngày 26/12/2019 và vụ thứ hai vào ngày 13/1/2020. Cả hai vụ thu giữ được 49 tấm có tổng là 8,250m3 gỗ. Trong đó có 7 m3 gỗ táu muối và một số loại gỗ khác. Phạm vi phía kiểm lâm kiểm đếm có 33 gốc, nằm rải rác ở nhiều khu vực.Khu rừng bị khai thác là loại rừng sản xuất và đã được giao cho 04 hộ dân ở bản Chà Lấu, xã Nậm Giải.
Sản phẩm của những cuộc triệt hạ rừng.
Phóng viên đặt câu hỏi, vì sao chúng tôi phát hiện thấy có rất nhiều gốc cây bị đốn hạ, tại sao lực lượng kiểm lâm chỉ thống kê được 33 gốc? Ông hạt phó hạt kiểm lâm cho biết, “Trong quá trình làm việc anh em chỉ kiểm đếm những cây bị cắt trong thời gian gần, còn những gốc bị chặt hạ lâu lắm rồi chúng tôi không kiểm đếm lại nữa”.
“Cái này chúng tôi đã gọi các hộ gia đình, chính quyền xã lên để làm việc, xem xét về việc chủ rừng có liên quan gì không nhưng chủ rừng không biết”, ông Hùng nói.
Mùn cưa làn ra cả bìa rừng
Trách nhiệm thuộc về ai ?
Liên quan đến việc phá rừng, phóng viên đặt câu hỏi, trách nhiệm này thuộc về ai? Ông Hạt phó hạt kiểm lâm cho biết, Trước hết trách nhiệm thuộc về chủ rừng (tức là 04 hộ dân), sau đó là lực lượng kiểm lâm địa bàn và các bên liên quan.
Theo tìm hiểu được biết, mặc dù trong năm 2019, khu vực rừng thuộc xã biên giới Nậm Giải bị phá hại nghiêm trọng, tuy nhiên đồng chí Bùi Văn Thanh, kiểm lâm phụ trách địa bàn xã này được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ?!
Lý giải về việc này, ông Hùng cho biết, thời điểm đánh giá xếp loại cá nhân ở cơ quan kiểm lâm Quế Phong là ngày 20/11/2019, còn thời điểm rừng bị cắt phá là ngày 26/12/2019 và ngày 13/1/2020. Có nghĩa rằng, lúc khu rừng bị cắt phá, phía hạt kiểm lâm đã hoàn thành việc đánh giá xếp loại cá nhân của năm 2019.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu thực tế tại khu rừng thuộc tiểu khu 109, chúng tôi (pv) phát hiện có một số gốc cây ghi vào thời điểm ngày 15/10/2019. Đưa vấn đề này trao đổi với ông Hùng, vị Hạt phó hạt kiểm lâm cho biết, việc đánh giá xếp loại đã được anh em trong cơ quan bỏ phiếu tán thành. “Mặc dù địa bàn đồng chí Bùi Văn Thanh quản lý có xảy ra việc phá rừng nhưng anh em đã “chủ động” trong việc phát hiện và xử lý”, ông Hùng nói thêm.
Tang vật tại kiểm lâm Quế Phong.
Trao đổi với phóng viên, Ông Bùi Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, “về mặt bản chất, rừng đã được giao cho các hộ dân, có bìa , chủ rừng là người có trách nhiệm cao nhất. Vụ việc được xử lý chủ động. Sắp tới huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo và làm việc với xã Nậm Giải, để tăng cường công tác tuyên truyền cho dân, tăng cường kiểm lâm địa bàn thực hiện tốt nội dung về bảo vệ rừng, đấu tranh phòng ngừa từ xa, cài cắm lực lượng “chìm” để bảo vệ rừng tốt hơn”,
“Ăn của rừng thì rưng rưng nước mắt”, hậu quả của việc phá rừng thì có ai cũng biết. Thế nhưng qua vụ việc đó không thể tìm ra thủ phạm phá rừng, số gỗ đã tịch thu sẽ được đem ra bán, sung công quỹ. Còn trách nhiệm: kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền địa phương, ai cũng khẳng định đã làm tròn.
Ngọc Giáp
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong /
- Ông Bùi Văn Hiền /
- Hạt Phó hạt kiểm lâm Quế Phong /
- ông Nguyễn Tiến Hùng /
- xã Nậm Giải /
- bản Chà Lấu /
- Kiểm lâm huyện Quế Phong /
- Quế Phong /
- huyện Quế Phong /
- huyện Quế Phong /
- Nghệ An /
- phóng viên /
- phóng viên /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Ghé thăm Vườn quốc gia Tam Đảo - khu đa dạng sinh học cao
Vườn quốc gia Tam Đảo là kho tài nguyên quý giá, nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen.
Dồn lực giải tỏa công suất năng lượng tái tạo
Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời hoà lưới, kịp thời hưởng cơ chế ưu đãi của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường tối đa nhân lực hỗ...
Vĩnh Phúc lên tiếng về căn cứ triển khai dự án ven hồ Đại Lải
Sau kết luận của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những sai phạm của các dự án ven hồ Đại Lải, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc mới đây cung cấp nhiều văn bản liên quan.
Ô nhiễm ánh sáng hiểm họa khôn lường
So với ô nhiễm khói bụi, khí thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước… thì ô nhiễm ánh sáng mờ nhạt hơn hẳn. Ô nhiễm ánh sáng ít người để ý, lại càng không mấy ai đề phòng, mặc dù hậu quả mà nó gây ra thì không hề mờ nhạt,...
Thủ tướng chủ trì họp về các giải pháp cấp bách phòng chống thiên tai
Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm với một số bộ, ngành bàn về tình hình thiên tai và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện cũng như xử lý một số kiến nghị, không để tình...
Mùa thu vàng bên hồ Đại Lải với trải nghiệm nấu nướng thỏa thích, gắn kết tình thân
DNTH: Staycation – Xu hướng du lịch nở rộ dịp 2/9
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...