Quốc Cường Gia Lai giải thể một công ty con vốn nghìn tỷ
09:52 | 21/04/2019
DNTH: Cho rằng CTCP bất động sản Hiệp Phát tại TP.HCM hoạt động không hiểu quả nên Quốc Cường Giai Lai muốn giải thể công ty này. Hàng tồn kho của Hiệp Phát đến cuối năm 2018 lên tới 7.480 tỷ đồng…
Bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai từng nghĩ đến tự tử vì áp lực kinh doanh khó khăn
CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã: QCG) vừa có văn bản báo cáo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc giải thể Công ty CP bất động sản Hiệp Phát tại TP.HCM và rút hết vốn. Lý do đưa ra là công ty Hiệp Phát hoạt động không hiệu quả.
Được biết, CTCP bất động sản Hiệp Phát là một trong 7 công ty con của Quốc Cường Gia Lai, có trụ sở tại số 26 Trần Quốc Thảo, quận 3, TP.HCM. Tại đây, Quốc Cường Gia Lai sở hữu 90% vốn điều lệ.
Tập đoàn của bà Nguyễn Thị Như Loan thời gian qua có nhiều động thái thu hẹp hoạt động đầu tư, kinh doanh trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều sóng gió.
Cụ thể, ngày 9/1/2019, Hội đồng quản trị của Quốc Cường Gia Lai từng ra nghị quyết giảm 195,3 tỷ đồng vốn góp ở Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng.
Ngày 31-12-2018, doanh nghiệp này cũng hoàn tất việc chuyển nhượng 49,9% vốn cổ phần tại công ty CP bất động sản Sông Mã, chỉ còn giữ lại 49,9% vốn cổ phần, chuyển thành khoản đầu tư vào công ty liên kết.
Báo cáo tài chính kiểm toán cho thấy, lợi nhuận sau thuế năm 2018 của QCG chỉ đạt 101 tỷ đồng, bằng 24,7% so với năm 2017. Tính đến ngày 31/12/2018, hàng tồn kho của doanh nghiệp ghi nhận 7.480 tỷ đồng, trong đó bất động sản dở dang lên đến 7.020 tỷ đồng, chủ yếu được tính vào chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng, chi phí xây dựng.
QCG giải thích rằng các dự án dang dở điển hình bao gồm dự án khu dân cư Phước Kiển, dự án Lavida, dự án De Capella, dự án Sông Đà, dự án Central Premium, dự án Marina Đà Nẵng, dự án khu dân cư 6B…
Doanh thu từ bất động sản của QCG chiếm trên 50% doanh thu thuần, nhưng sụt giảm gần 150 tỷ đồng trong năm 2018. Hoạt động thoái vốn công ty con vào năm ngoái tạo ra khoản thâm hụt 6,5 tỷ đồng, đồng thời lãi cơ bản trên một cổ phiếu QCG chỉ còn 352 đồng/CP, giảm hơn 75% so với năm 2017.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu QCG vẫn đang trong nằm diện bị cảnh báo, giao dịch dưới mệnh giá, đạt 5.000 đồng/CP đóng cửa phiên 18/4, ước tính giá trị vốn hóa khoảng 1.455 tỷ đồng.
Ngày 11/4/2019, tại cuộc họp đối thoại doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai, cho biết doanh nghiệp đang phải chịu nhiều khó khăn từ cách giải quyết thủ tục, hồ sơ dự án. Nhiều lúc bà nghĩ đến tự tử.
Bà Loan bày tỏ bức xúc với các giải quyết của các cơ quan thành phố với doanh nghiệp, từ đó khiến doanh nghiệp không thể triển khai các dự án của mình. Theo bà Loan, Quốc Cường Gia Lai đang có 12 dự án bị ách tắc trên địa bàn TP HCM với tổng quỹ đất 150 ha. Những diện tích này chủ yếu là đất nông nghiệp mà Quốc Cường Gia Lai tự đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân, không phải có nguồn gốc đất công. Trong đó 150 ha này, bà Loan bức xúc nhất về một dự án đất ở có diện tích 3.000 m2, khu vực không thuộc diện rà soát của chính quyền thành phố. Nếu dự án triển khai thì công ty sẽ có tiền trang trải được chi phí, tiền lương cho nhân viên khoảng 1-2 năm, trong khi chờ đợi thành phố rà soát quy hoạch. Tuy nhiên, tại dự án 3.000 m2 đất ở này, Quốc Cường liên tục gặp khó khăn. Lô đất này được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 10/2017. Khi đó Quốc Cường Gia Lai đã hoàn thành đầy đủ hồ sơ thủ tục, đã được phê duyệt quy hoạch 1/500. Nhưng đến khi trình đến UBND TP.HCM để chấp thuận đầu tư, chuyên viên của cơ quan này lại trả lại, buộc doanh nghiệp phải quay lại trình chấp thuận chủ trương đầu tư, xin phê duyệt lại quy hoạch 1/2000 trong khi doanh nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch 1/500. “Tôi rất khổ tâm. Nếu không vì cổ đông, không bị nợ ngân hàng, không vì 3.000 cán bộ nhân viên thì tôi đã tự tử. Tôi để lại di chúc, để lại tâm thư để làm sao Nhà nước có cách nào tháo gỡ cho doanh nghiệp”, bà Loan nói. |
Theo Hải Nam
KTMT
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- CTCP bất động sản Hiệp Phát /
- giải thể /
- Quốc Cường Gia Lai /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...