Quý I/2023, khoảng 38,1 triệu người lao động trên cả nước chưa qua đào tạo
15:44 | 06/04/2023
DNTH: Sáng 6/4, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố tình hình lao động việc làm quý I năm 2023. Ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chủ trì cuộc họp.

Báo cáo tổng quan về tình hình lao động việc làm quý I năm 2023 tại buổi họp, ông Phạm Hoài Nam cho biết: với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế theo các mục tiêu mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng. Qua đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020 trong giai đoạn 2011 - 2023.
Mặc dù kết quả tăng trưởng này không cao những vẫn được đánh giá khả quan trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn.
Lực lượng lao động quý I tiếp tục tăng, tuy nhiên đang có dấu hiệu chậm lại
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2023 là 52,2 triệu người, tăng 88,7 nghìn người so với quý trước và tăng hơn một triệu người so với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, lực lượng lao động ở khu vực thành thị tăng 121 nghìn người; trong khi đó khu vực nông thôn giảm 32,3 nghìn người, lực lượng lao động nam và nữ đều tăng, tương ứng tăng 597,9 nghìn người và 438 nghìn người. Lực lượng lao động ở cả khu vực thành thị, nông thôn và nam nữ so với cùng kỳ năm trước đều tăng (tăng tương ứng là 355,4 nghìn người; 680,4 nghìn người; 597,9 nghìn người và 438,0 nghìn người).

Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động quý I năm 2023 là 68,9%, không thay đổi so với quý trước và tăng 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 65,2%, trong khi đó tỉ lệ này ở nông thôn là 71,3%. Xem xét theo nhóm tuổi, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi rất trẻ và nhóm tuổi già, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 30,9%; nông thôn: 48,3%) và nhóm từ 15 - 24 tuổi (thành thị: 39,0%; nông thôn: 48,8%). Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý I năm 2023 là 26,4%, không thay đổi so với quý trước và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính đến quý I năm 2023, cả nước có khoảng 38,1 triệu người lao động chưa qua đào tạo. Đây là thách thức lớn đối với mục tiêu hiện thực hóa khát vọng hùng cường của đất nước. Việc xây dựng các chương trình chính sách đào tạo cụ thể nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động là nhu cầu cấp thiết trong thời gian tới.
Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý I là 7 triệu đồng, tăng 197 nghìn đồng so với quý trước
Theo báo cáo, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I năm 2023 là 7 triệu đồng, tăng 197 nghìn đồng so với quý trước và tăng 640 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8,0 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,41 lần khu vực nông thôn (8,6 triệu đồng so với 6,1 triệu đồng).
Tính chung quý I năm 2023 thu nhập bình quân của người lao động tăng ở cả ba khu vực kinh tế. Trong ba khu vực kinh tế, lao động làm việc trong khu vực dịch vụ có tốc độ tăng thu nhập cao nhất.
So với cùng kỳ năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong dịch vụ là 8,3 triệu đồng, tăng 10,1%, tương ứng tăng 766 nghìn đồng.
Lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có thu nhập bình quân là 4,1 triệu đồng, tăng 9,2%, tương ứng tăng khoảng 345 nghìn đồng.
Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,9 triệu đồng, là khu vực có tốc độ tăng thấp nhấp trong ba khu vực kinh tế, tăng 9,0%, tương ứng tăng khoảng 655 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Xét theo ngành kinh tế, một số ngành kinh tế ghi nhận tốc độ tăng so với quý trước như: lao động làm việc trong ngành khai khoáng có thu nhập bình quân là 10,3 triệu đồng, tăng 6,7%, tương ứng tăng 640 nghìn đồng so với quý trước; thu nhập bình quân tháng của lao động trong ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy là 8,2 triệu đồng, tăng 3,8%, tương ứng tăng 300 nghìn đồng so với quý trước; ngành vận tải, kho bãi lao động có thu nhập bình quân tháng là 9,6 triệu đồng, tăng 2,7%, tương ứng tăng 255 nghìn đồng so với quý.
Đáng chú ý, so với quý trước, quý I năm nay chứng kiến sự sụt giảm về thu nhập bình quân tháng của người lao động trong một số ngành kinh tế như:
- Thu nhập bình quân của lao động ngành hoạt động kinh doanh bất động sản là 10,5 triệu đồng, giảm 2,6%, tương ứng giảm 275 nghìn đồng;
- Thu nhập bình quân của lao động ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước là 9,8 triệu đồng, giảm 1,3%, tương ứng giảm 125 nghìn đồng;
- Ngành xây dựng lao động có thu nhập bình quân là 7,8 triệu đồng, giảm khoảng 1%, tương ứng giảm 41 nghìn đồng.

Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương quý I năm 2023 là 7,9 triệu đồng, tăng 2,6%, tương ứng tăng 204 nghìn đồng so với quý trước. So với cùng kỳ năm 2022, thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương quý I năm 2023 tăng 7,9%, tương ứng tăng 578 nghìn đồng. Lao động nam làm công hưởng lương có thu nhập bình quân là 8,3 triệu đồng, cao hơn 1,14 lần thu nhập bình quân của lao động nữ (7,3 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động làm công hương lương làm việc ở khu vực thành thị cao hơn 1,25 lần lao động làm việc ở khu vực nông thôn (8,9 triệu đồng so với 7,1 triệu đồng).
Cần tận dụng triệt để nguồn nhân lực trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng
Tại họp báo, Vụ Trưởng Phạm Hoài Nam nhấn mạnh: chúng ta đã trải qua 16 năm bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng và chỉ còn 15 năm nữa để tận dụng cơ hội này nhằm hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Nếu như một số quốc gia trong khu vực như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản đang trong quá trình già hóa dân số nên có sự thiếu hụt lực lượng lao động gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Thì ở Việt Nam, với lợi thế to lớn của cơ cấu dân số vàng, nếu biết khai thác tối đa nguồn tài nguyên quý giá này, chúng ta có thể tạo nên những kỳ tích trong phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, cơ cấu dân số vàng cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức cho chúng ta như:
- Áp lực quy mô dân số gây ra nhiều vấn đề về môi trường, đô thị và an sinh xã hội;
- Quá tải, tắc nghẽn nhiều lĩnh vực đặc biệt là về giáo dục, y tế, hạ tầng giao thông;
- Thiếu hụt về tài chính khi tốc độ tăng của số dân trong độ tuổi lao động có thể trở thành gánh nặng cho xã hội, nếu quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.
Ở nước ta, mặc dù lực lượng lao động đông về số lượng tuy nhiên về chất lượng thì chưa cao. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt lao động có tay nghề và còn nhiều bất cập trong khâu quản lý.
Vì vậy, theo Vụ trưởng, để phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng” cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc giáo dục, đào tạo để thúc đẩy việc học tập suốt đời, hướng tới xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Bách Hợp
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- quý I năm 2023 /
- lực lượng lao động /
- tình hình lao động việc làm /
- thu nhập bình quân /
- Tổng cục Thống kê /
- người lao động /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...