Sau dịch Covid-19, tiểu thương các chợ ở Đà Nẵng gặp khó khăn

10:51 | 24/09/2020

DNTH: Dù hoạt động buôn bán đã trở lại bình thường nhưng lượng khách đến chợ thưa thớt, việc buôn bán rất ế ẩm khiến nhiều hộ kinh doanh đứng ngồi không yên.

Mấy hôm nay, tại các chợ truyền thống như chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Đống Đa ở thành phố Đà Nẵng vắng khách mua sắm, dù hoạt động buôn bán đã trở lại bình thường. Theo phản ánh của một số hộ kinh doanh tại các chợ, lượng khách đến chợ thưa thớt, việc buôn bán rất ế ẩm, thậm chí không có người mua… khiến nhiều hộ kinh doanh đứng ngồi không yên.

Chợ Hàn được biết đến là nơi mua sắm sầm uất tại Đà Nẵng, thế nhưng từ khi mở cửa lại đến nay vẫn trong cảnh đìu hiu. Ngoài những mặt hàng thiết yếu như rau quả, thịt cá...thì các mặt hàng khác thi thoảng mới có khách hỏi mua. Hiện vẫn còn khoảng trên 40% ki ốt tại chợ đóng cửa, chỉ mở để quét dọn, tránh hư hỏng, ẩm mốc hàng hóa.

Sau dịch Covid-19, tiểu thương các chợ ở Đà Nẵng gặp khó khăn  - Ảnh 1.

Nhiều quầy hàng thiết yếu trong chợ chủ yếu là người bán, ít có người mua.

Chị Nguyễn Thị Hiên, chủ ki ốt bán đặc sản khô tại chợ Hàn cho biết, việc kinh doanh tại chợ Hàn bị ảnh hưởng nặng nề vì hàng hóa chủ yếu phục vụ khách du lịch. Hiện tại, việc buôn bán của hầu hết tiểu thương giảm sút, nhiều người đóng cửa quầy hàng.

“Mình đến chợ mở hàng nhưng không bán được gì vì không có khách. Cửa hàng chủ yếu bán đặc sản khô, bánh kẹo cho khách du lịch nên kén khách. Rất nhiều chị em buôn bán trong chợ vẫn còn đóng cửa chưa đi bán. Nhiều hộ kinh doanh giờ không được hàng nhưng vẫn phải duy trì chi phí tiền mặt bằng, tiền thuế, tiền điện, tiền rác,…nên rất khó khăn cho các tiểu thương”, chị Hiên bày tỏ.

Ông Hoàng Trung Thượng Đức, Phó Ban Quản lý chợ Hàn cho biết, trước đây, chợ nhộn nhịp khách mua sắm, chủ yếu là khách du lịch. Tuy nhiên do ảnh hưởng của 2 đợt dịch Covid-19 nên không có khách, việc buôn bán của tiểu thương ế ẩm. Ông Hoàng Trung Thượng Đức cũng cho biết, Ban Quản lý chợ Hàn đã làm việc với Cơ quan thuế xem xét miễn thuế đề nghị cho các hộ tạm dừng kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh.

“Hiện tại một số lô vẫn chưa mở cửa vì khách hàng chưa có nên kinh doanh hiệu quả chưa cao. Ban quản lý chợ đã kịp thời báo cáo tình hình kinh doanh của các hộ kinh doanh với cơ quan cấp trên, đề xuất miễn giảm thuế mặt bằng, tùy theo mức thiệt hại của từng ngành hàng”, ông Đức cho hay.

Tại chợ Đống Đa, thành phố Đà Nẵng, những ki ốt quần áo, dày dép, các quầy hàng bán đồ lưu niệm cũng trong tình trạng ế ẩm. Chỉ các mặt hàng thiết yếu như rau, củ quả, đồ hải sản như cá, thịt thi thoảng có khách.

“Trước đây sạp bán hàng đông khách mua nên mỗi ngày ngày doanh thu cả vốn lẫn lời được chừng 500.000 – 700.000 đồng, nhưng thời gian gần đây doanh thu giảm chỉ còn 300.000 – 400.000 đồng. Các quầy hàng cùng vào cảnh buôn bán khó khăn nhưng vì cuộc sống nên phải duy trì”, bà Mai Thị Cam, tiểu thương tại chợ Đống Đa chia sẻ.

Sau dịch Covid-19, tiểu thương các chợ ở Đà Nẵng gặp khó khăn  - Ảnh 2.

Nhiều quầy hàng trong chợ vẫn đóng cửa, phủ bạt vì kinh doanh ế ẩm.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến kinh tế suy giảm, người dân hạn chế mua sắm nên tiểu thương tại các chợ rơi vào tình cảnh khó khăn. Ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công Thương TP Đà Nẵng thông tin: Sở đã đề nghị các quận huyện tổng hợp những thiệt hại của các hộ kinh doanh tại chợ, báo cáo cụ thể, xin chủ trương thành phố giảm giá thuê mặt bằng và một số loại thuế phí khác hỗ trợ cho bà con.

“Kinh doanh ế ẩm một phần do nhu cầu và thu nhập của người dân bị hạn chế. Điều này còn do ảnh hưởng chung, bị tác động bởi các hoạt động lao động dịch vụ, lao động du lịch, lao động ngành ăn uống không có việc làm phải đóng cửa, do đó họ không có thu nhập. Khi thị trường giảm sức mua sẽ ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh tại các chợ. Bà con tiểu thương cũng cần có những chiến lược kinh doanh mới, tăng cường khuyến mại, bán giảm giá để thu hút người mua”, ông Bắc phân trần.

Theo VOV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN