Sau ngân hàng, đến lượt công ty tài chính tiêu dùng bị 'siết' cho vay bất động sản
13:56 | 08/06/2020
DNTH: Tương tự như Thông tư 22/2019/TT-NHNN áp dụng đối với các ngân hàng, một trong những nội dung đáng chú ý nhất trong dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN áp dụng đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trong đó bao gồm các công ty tài chính tiêu dùng, là việc "siết" cho vay bất động sản thông qua nâng hệ số rủi ro khi tính tỷ lệ an toàn vốn.
Sau ngân hàng, đến lượt công ty tài chính tiêu dùng bị 'siết' cho vay bất động sản
Trong lộ trình sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định "tách" thông tư này ra thành các thông tư quy định riêng với từng loại hình tổ chức tín dụng.
Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cũng vừa công bố dự thảo Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Về cơ bản, dự thảo Thông tư kế thừa các quy định tại Thông tư 36. Tuy nhiên, tương tự như Thông tư 22 áp dụng đối với các ngân hàng, một trong những nội dung đáng chú ý nhất trong dự thảo Thông tư áp dụng đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, trong đó bao gồm các công ty tài chính tiêu dùng, là việc "siết" cho vay bất động sản.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quyết định sửa đổi, bổ sung một số hệ số rủi ro liên quan đến cho vay bất động sản.
Cụ thể, nhóm Tài sản Có có hệ số rủi ro 50% được áp dụng đối với các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay và đáp ứng 1 trong 3 điều kiện.
Thứ nhất, là khoản cho vay để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thứ hai là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ.
Thứ ba, là khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở mà số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại hợp đồng tín dụng dưới 1,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, hệ số rủi ro được nâng lên đối với các khoản phải đòi đối với cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%).
Cụ thể, nhóm Tài sản Có này sẽ bị áp hệ số rủi ro 120% (có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021) và 150% (có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022).
Nhóm Tài sản Có tương tự có giá trị từ 1,5 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng bị áp hệ số rủi ro 100%.
Trước đó, toàn bộ các khoản phải đòi được bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay đều được áp dụng hệ số rủi ro 50%.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh này là thực hiện chủ trương của Chính phủ về hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản, bảo đảm phát triển hiệu quả, bền vững của thị trường bất động sản và an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng nói chung và tổ chức tín dụng phi ngân hàng nói riêng.
Ngân hàng Nhà nước cũng căn cứ đề xuất của Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 175/TTr-BXD ngày 8/10/2018 về “kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản theo hướng thắt chặt nguồn tín dụng, giảm hạn mức cho vay đối với các dự án bất động sản cao cấp và một chủ đầu tư có nhu cầu vay số lượng lớn cho nhiều dự án bất động sản...”.
"Quy định này thể hiện mạnh mẽ thông điệp của Ngân hàng Nhà nước kiểm soát cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến bất động sản để mua nhà ở phân khúc cao cấp, gián tiếp yêu cầu tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần dự trữ thêm vốn đối với lĩnh vực bất động sản có tiềm ẩn rủi ro. Do đó, tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần kiểm soát dư nợ cho vay cá nhân để phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến bất động sản ở phân khúc cao cấp", phía Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Cơ quan này trấn an rằng quy định này ít ảnh hưởng đến các tổ chức tín dụng phi ngân hàng có năng lực tài chính tốt, tỷ lệ an toàn vốn cao.
Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm quy định này góp phần giúp tổ chức tín dụng phi ngân hàng thận trọng, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với cho vay phục vụ đời sống nhưng sử dụng vốn vay vào mục đích kinh doanh bất động sản, từ đó giảm thiểu rủi ro khi thị trường bất động sản có biến động mạnh theo chiều hướng xấu. Điều này cũng giúp thị trường bất động sản hoạt động lành mạnh, ổn định hơn.
Ngoài ra, quy định mới không ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn để mua nhà ở xã hội, mua nhà theo các chương trình, dự án của Chính phủ, nhà ở có giá dưới 1,5 tỷ đồng/căn cũng như nhu cầu vay vốn để phục vụ sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của khách hàng (hệ số rủi ro không thay đổi).
Bên cạnh việc điều chỉnh hệ số rủi ro khi tính tỷ lệ an toàn vốn, dự thảo Thông tư cũng bổ sung về điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp.
Theo đó, tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp là công ty con của chính tổ chức tín dụng phi ngân hàng đó nhằm hạn chế việc sử dụng dòng tiền vay của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, lòng vòng để mua trái phiếu doanh nghiệp do công ty con của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phát hành.
Ngoài ra, một quy định đáng chú ý khác là việc tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải trừ lỗ lũy kế khi tính nguồn vốn trung hạn, dài hạn.
Minh Tâm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- vay tiêu dùng bất động sản /
- hệ số rủi ro cho vay bất động sản /
- cho vay bất động sản /
- công ty tài chính tiêu dùng /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá
DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp
DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại
DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD
DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024
DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD
DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...