Sau Thái Lan, đến lượt Malaysia giảm thuế cạnh tranh với Việt Nam
10:57 | 12/10/2019
DNTH: "Malaysia hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc đi kèm với chuyển giao công nghệ, sử dụng nhân tài địa phương và chắc chắn không phải là sự di cư ồ ạt của lao động Trung Quốc", một quan chức của văn phòng thương mại cho biết.
Chính phủ Malaysia đã đề xuất các khoản ưu đãi thuế để thu hút các công ty đa quốc gia và kỳ lân công nghệ vào nước này.
Malaysia - nền kinh tế lớn thứ ba Đông Nam Á - cũng cho biết sẽ áp dụng ưu đãi đặc biệt cho các khoản đầu tư giá trị cao của Trung Quốc, với hi vọng tìm kiếm lợi nhuận từ cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc.
Với ngân sách 57,6 tỷ USD của chính phủ cho năm 2020, Bộ trưởng Tài chính Lim Guan Eng cho biết các gói xúc tiến đầu tư hàng năm trị giá 239 triệu USD sẽ được áp dụng trong thời gian 5 năm: "Đây là một phần trong nỗ lực chiến lược được thực hiện để thu hút các công ty trong bảng xếp hạng Fortune 500 cũng như các kỳ lân toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất, sáng tạo và kinh tế mới".
"Cuộc chiến thương mại đang diễn ra đã cho Malaysia cơ hội hiếm có để trở lại là điểm đầu tư ưa thích cho các khoản đầu tư giá trị cao", ông Lim nói.
Sự thay đổi trong chuỗi cung ứng đã khiến FDI vào Malaysia tăng mạnh, từ 25,1 tỷ MYR trong nửa đầu năm 2018 lên 49,5 tỷ MYR (11,8 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay.
Để đủ điều kiện nhận ưu đãi thuế, các công ty nước ngoài phải đầu tư tối thiểu 1,2 tỷ USD vào Malaysia. Bộ trưởng Lim cho biết một "kênh đầu tư đặc biệt" sẽ được thiết lập thông qua cơ quan xúc tiến đầu tư, InvestKL, để thu hút vốn từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia.
Darren Tay, nhà phân tích rủi ro tại Fitch Solutions nhận định rằng thương chiến Mỹ và Trung Quốc đang đẩy nhanh xu hướng chuyển dời sản xuất trong ngắn hạn, có khả năng mang lại lợi ích cho các nước như Malaysia, Thái Lan hay Việt Nam.
Jiangsu Xinquan Automotive Trim tuyên bố vào tháng 5 rằng họ đang đầu tư 64,4 triệu MYR (15 triệu USD) vào Malaysia. Khoản đầu tư này sẽ hỗ trợ, Zhejiang Geely Holding - công ty sản xuất xe hợp tác với nhà sản xuất ôtô quốc gia Malaysia Proton Holdings để bán tại thị trường Đông Nam Á. "Malaysia hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc đi kèm với chuyển giao công nghệ, sử dụng nhân tài địa phương và chắc chắn không phải là sự di cư ồ ạt của lao động Trung Quốc", một quan chức của văn phòng thương mại cho biết.
Ông Lim cũng tiết lộ rằng chính phủ sẽ phát hành một trái phiếu "samurai" có mệnh giá bằng đồng JPY thứ hai vào đầu năm tới. "Do mối quan hệ thân thiết giữa Thủ tướng Mahathir Mohamad và Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản, thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, đã đề nghị đảm bảo phát hành lần thứ hai với tỷ lệ chiết khấu thấp hơn 0,5%, so với 0,63% trong lần phát hành đầu tiên "Lim nói.
Chính phủ cũng đã đề xuất tăng thuế suất thuế thu nhập đối với các cá nhân ultrarich (siêu giàu) từ 28% lên 30%. Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khoảng 2.000 người Malaysia có thu nhập cao.
"Mặc dù doanh thu thuế tăng mạnh, chúng tôi vẫn thu thuế thấp hơn đáng kể so với một số quốc gia khác", Lim cho biết thêm rằng năm 2017 doanh thu thuế của Malaysia bằng khoảng 13,1% tổng sản phẩm quốc nội, cạnh tranh hơn nhiều so với 19% ở Việt Nam và 15,4% ở Hàn Quốc.
Trước đó, Thái Lan cũng đã công bố các khoản giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thu hút các công ty nước ngoài, tuyên bố cạnh tranh với Việt Nam.
Nếu so sánh với Malaysia, trong giai đoạn từ 2013 - 2017, nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có chiều hướng tăng, trong khi tốc độ tăng trưởng của Malaysia lên xuống khá thất thường. Về kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam cũng là nước có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất so với nhóm 4 nước là Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.
Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế là dân số trẻ. Hơn nữa, Việt Nam được đánh giá là tự do kinh tế hơn. Ở Malaysia có những hạn chế và một số sản phẩm bị đánh thuế rất cao.
Ý kiến của giới chuyên gia quốc tế cũng tương đối trái chiều. Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh được công bố với WEF vừa rồi, Việt Nam xếp hạng thấp hơn Malaysia. Nhưng Báo cáo Thế giới và Tin tức Hoa Kỳ tháng trước đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 8 trong danh sách 29 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư và các nước ASEAN, trong khi Malaysia chỉ xếp thứ 13.
"Trong kỳ ngân sách trước đó, chúng tôi đã công bố mục tiêu thâm hụt tài chính là 3% cho năm 2020. Tuy nhiên, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu tăng cao và chi tiêu không lường trước được cần thiết để giải cứu các tổ chức gặp khó khăn được thừa hưởng từ chính quyền trước đó đòi hỏi các biện pháp tài khóa ưu tiên", ông Lim cho biết thêm rằng chính phủ dự kiến thâm hụt sẽ giảm xuống mức trung bình 2,8% GDP trong trung hạn.
Chính phủ dự kiến sẽ thu 53,6 tỷ USD doanh thu ngân sách trong năm tới, tăng 2,7 tỷ USD so với năm 2019, không bao gồm cổ tức đặc biệt một lần 7,2 tỷ USD từ Tập đoàn năng lượng nhà nước Petronas.
Hoàng An
Theo Trí thức trẻ/Tổng hợp
Cùng chuyên mục
- Tags:
- kỳ lân công nghệ /
- Chính phủ Malaysia /
- lao động Trung Quốc /
- sử dụng nhân tài /
- chuyển giao công nghệ /
- Đông Nam Á /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khu vực về hệ thống lương thực, thực phẩm thích ứng với biến đổi khí...
DNTH: Ngày 5/12, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Châu Á vì sự phát triển nông thôn bền vững (AFA) tổ chức Hội thảo khu vực chương trình APFP- FO4A về hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững thích ứng với...
Tháng 11, sản xuất công nghiệp của cả nước tiếp tục xu hướng tích cực
DNTH: Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2024 ước tính tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%; ngành...
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD, nông sản tiếp tục là điểm sáng
DNTH: Tổng cục Thống kê cho biết 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa...
Doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất cuối năm
DNTH: Cuối năm là thời điểm "nước rút" để các doanh nghiệp FDI tăng tốc sản xuất, hoàn thành các đơn hàng, ký kết các đơn hàng mới.
Doanh nghiệp bắt nhịp xu hướng tiêu dùng xanh
DNTH: Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, tác động mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, cách làm để sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng mới hiện nay.
Giảm gánh nợ công
DNTH: Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...