SeABank nhận thế chấp cổ phần, dự án liên quan đến tập đoàn BRG

14:48 | 11/03/2019

DNTH: Những khách sạn mang thương hiệu Hilton, Sheraton, InteContinental đều được các công ty liên quan đến tập đoàn BRG và bà Nguyễn Thị Nga thâu tóm sau đó thế chấp, cầm cố tài sản hoặc cổ phần tại SeABank

Tuần trước, tập đoàn BRG đã thế chấp 70% cổ phần công ty TNHH Hoàng Viên Quảng Bá tại Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank). Số cổ phần này có giá trị 470 tỷ đồng sẽ là tài sản bảo đảm cho khoản vay của BRG hoặc nghĩa vụ trả nợ có liên quan tại SeABank.

Công ty Hoàng Viên Quảng Bá là liên doanh sở hữu Khách sạn Sedona Suites Hà Nội. Đây là khu căn hộ cao cấp nằm sát Hồ Tây đã có hơn 20 năm hoạt động. Giữa năm 2016, tập đoàn BRG mua lại số cổ phần do tập đoàn Keppel Land (Singaoore) vào giữa với giá 30,4 triệu USD và đổi tên thành Diamond Westlake Suites.

Tại Hồ Tây, gần đây SeABank cũng đứng sau một thương vụ trị giá 125 triệu USD khác liên quan đến tập đoàn BRG. Theo đó, ngân hàng này đã nhận thế chấp 75% cổ phần của công ty sở hữu khách sạn 5 sao InterContinental Hanoi Westlake.

Số cổ phần này được Công ty Phát triển Du lịch khách sạn Hà Nội mua lại từ tập đoàn Berjaya của Malaysia cuối năm ngoái với giá 53,3 triệu USD. Ngoài ra, tập đoàn Berjaya còn nhận lại khoản tiền đã cho vay trị giá 71,6 triệu USD từ chủ mới của khách sạn nhờ một khoản vay mới được ký với SeABank.

Chủ sở hữu Công ty Phát triển Du lịch khách sạn Hà Nội là ông Trần Trung Tuân, một nhân sự làm việc nhiều năm tại các công ty liên quan đến BRG. Ông Tuân hiện là thành viên HĐQT của Công ty Biệt thự và Khách sạn Biển Đông Phương, chủ đầu tư khách sạn Sheraton Đà Nẵng, một dự án đang được SeABank cung cấp tài chính.

Cụ thể, đến giữa năm 2018, dự án Sheraton Đà Nẵng đã hoàn thành khu khách sạn với giá trị đầu tư hơn 2.280 tỷ đồng. Gần một nửa số vốn đầu tư này (1.044 tỷ đồng) do SeABank cung cấp với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của dự án.

Dự án này còn khu biệt thự rộng hơn 3 ha có tổng đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng đang được phát triển. Tuy vậy, toàn bộ nguồn thu từ dự án này, bao gồm cả tiền thu được từ bán, cho thuê, khai thác dự án, các khoản phải thu khách hàng mua biệt thự đã được thế chấp tại SeABank.

Một nửa vốn đầu tư của Sheraton Đà Nẵng được tài trợ bởi SeABank

Trên thực tế, Sheraton Đà Nẵng là một dự án hợp tác đầu tư mà chủ đầu tư chỉ có 80% lợi ích. Một công ty có tên Dịch vụ Du lịch Vượng Phát hưởng 20% lợi ích còn lại thông qua việc góp 790 tỷ đồng. Công ty này thuộc sở hữu của Công ty Dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội, một doanh nghiệp có liên quan đến BRG.

Trong khi đó, chủ đầu tư Sheraton Đà Nẵng được sở hữu 98% bởi Công ty Đầu tư Dịch vụ Du lịch Đại An. Sau đó, Công ty Thương mại và Du lịch Ngân Anh, do bà Nguyễn Thị Nga sáng lập, nắm giữ 60% cổ phần tại doanh nghiệp này.

Công ty Ngân Anh đang là chủ đầu tư dự án sân golf 18 hố tại Đồ Sơn, Hải Phòng của tập đoàn BRG. Từ cuối năm 2016, toàn bộ tài sản của dự án này đã được chủ đầu tư thế chấp làm tài sản bảo đảm tại SeABank, chi nhánh Đại An. Tại dự án này, BRG đang phát triển khu căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp và khu khách sạn mang thương hiệu Hilton bên cạnh công viên giải trí và khu mua sắm.

Ngoài ra, công ty Ngân Anh còn nắm giữ 34% cổ phần tại dự án Oriental Sun Tower. Đây là tổ hợp văn phòng hạng A, trung tâm dịch vụ và thương mại được xây dựng tại số 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Dự án đang được hoàn thiện và sẽ được khai thác trong năm 2019.

Chủ đầu tư dự án này là Công ty Du lịch và Thương mại Hoàng Ngân, một doanh nghiệp khác có liên quan đến bà Nga, đã thế chấp các khoản lợi thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án tại SeABank từ năm 2016.

Tại khách sạn danh tiếng Hilton Hanoi Opera, một doanh nghiệp liên quan đến BRG là Công ty Cổ phần Phát triển TN đã thế chấp 70% cổ phần tại liên doanh sở hữu khách sạn cho SeABank trong năm 2018. Tập đoàn BRG đã mua lại số cổ phần này từ các quỹ đầu tư của VinaCapital năm 2009.

Số cổ phần còn lại của liên doanh (30%) được nắm giữ bởi Công ty Thăng Long GTC, một doanh nghiệp nhà nước sở hữu 45% nhưng vị trí Chủ tịch do Bà Nguyễn Thị Nga nắm giữ. Hai công ty liên quan đến BRG là Ngân Anh và Thung Lũng Vua sở hữu 54% cổ phần còn lại của Thăng Long GTC.

Với một danh sách dài các dự án khách sạn được thế chấp, tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực lưu trú và ăn uống của SeABank chiếm gần 10% tổng quy mô cho vay, hơn 6.800 tỷ đồng vào cuối năm 2017. Cho vay kinh doanh bất động sản của ngân hàng cũng chiếm 7,5%.

Tuy nhiên lĩnh vực cho vay, lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô và xe máy luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Trung bình trong 3 năm từ 2015 đến 2017 khoảng 18%. Đây là một trong những lĩnh vực kinh doanh lâu đời của tập đoàn BRG với vai trò chính là đại lý Honda Tây Hồ.

 

 

 

 

Theo TheLEADER 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN