SJC Tower bị “cắt ngọn”… trên giấy
05:51 | 05/01/2019
DNTH: Sở dĩ nói là “trên giấy” bởi dự án tòa tháp cao tầng ở trung tâm Quận 1 (Tp. HCM) này vẫn chỉ nằm cơ bản “trên giấy”. Dù rằng, nó đã từng được khởi công xây dựng từ năm 2010 và được cấp phép đầu tư từ năm 2007...
Phối cảnh dự án Tháp SJC (Nguồn: Internet)
|
Theo phương án kiến trúc được phê duyệt trước đây, Tháp SJC (SJC Tower; giới hạn bởi 4 tuyến đường Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Trung Trực, phường Bến Thành, Quận 1) có chiều cao 208m, tương ứng với 54 tầng cao.
Nhưng UBND TP. HCM lại vừa chấp thuận chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và phương án kiến trúc của công trình này. Theo đó, chiều cao của SJC Tower sẽ chỉ còn 199,8m, với 46 tầng cao. Có nghĩa nó vừa bị “cắt” ngọn 8,2m chiều cao; còn xét về số tầng là 8 tầng.
Thiết kết cả các tầng còn lại hẳn nhiên cũng đã được điều chỉnh – ít nhất là về chiều cao mỗi tầng.
Không chỉ bị “cắt ngọn”, tại văn bản vừa rồi, UBND TP. HCM cũng chấp thuận chuyển chức năng của SJC Tower từ văn phòng – khách sạn – thương mại dịch vụ - căn hộ bán và cho thuê thành chức năng văn phòng – khách sạn – thương mại dịch vụ - căn hộ cho thuê (không còn chức năng căn hộ bán).
Những chuyển biến nơi chủ đầu tư
Theo tìm hiểu của VietTimes, chủ đầu tư dự án này là CTCP Sài Gòn Kim Cương (Saigon Diamond Corp). Công ty này được thành lập vào tháng 10/2007, với sự tham gia của 4 nhà đầu tư là: Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Công ty cổ phần Kinh Đô (Mã CK: KDC), Công ty cổ phần Hùng Vương, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á.
Gần 4 năm sau khi thành lập, đến ngày 26/1/2011, Saigon Diamond Corp mới được UBND TP. HCM chấp thuận cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng Tháp SJC.
"Sức nóng" của dự án này luôn được duy trì qua nhiều năm, thể hiện qua việc cổ phần của chủ đầu tư Saigon Diamond Corp được nhà đầu tư săn đón và thực hiện chuyển nhượng khá sôi động khi có cơ hội.
Cụ thể, ngày 23/9/2009, KDC đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần Saigon Diamond Corp đang nắm giữ, tương đương với 50% vốn điều lệ, cho 2 nhà đầu tư cá nhân. Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền thông qua, thương vụ này đã được thực hiện vào ngày 4/2/2010 và giúp KDC ghi nhận khoản tiền lãi lên tới 425,37 tỷ đồng.
Tới ngày 10/12/2015, cơ cấu cổ đông của Saigon Diamond Corp tiếp tục có sự thay đổi đáng chú ý. Theo Quyết định số 6765 của UBND TP. HCM, Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn đã thực hiện chuyển giao phần vốn góp tại Saigon Diamond Corp cho Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP. HCM (HFIC).
Chưa dừng lại ở đó, căn cứ theo danh sách cổ đông được “chốt” tại thời điểm 31/7/2017, các cổ đông sáng lập ban đầu và cả 2 cổ đông cá nhân nhận chuyển nhượng từ KDC tại Saigon Diamond Corp đã triệt thoái vốn.
Thay vào đó, cơ cấu cổ đông của chủ đầu tư dự án Tháp SJC có sự góp mặt của 2 nhà đầu tư tổ chức là: CTCP Tập đoàn phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group) và CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star (Sài Gòn Star) với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 18% và 42% vốn điều lệ.
Cũng trong năm 2017, cơ hội gia nhập dự án này tiếp tục mở ra với các nhà đầu tư mới khi HFIC tiến hành chào bán thông qua hình thức đấu giá hơn 13 triệu quyền mua cổ phần Saigon Diamond Corp, với mức giá khởi điểm là 4.620 đồng/quyền mua. Mục đích đấu giá nhằm giúp Saigon Diamond Corp tăng vốn điều lệ lên 1.800 tỷ đồng và giúp HFIC đảm bảo tỷ lệ sở hữu 25% vốn điều lệ theo quyết định của UBND TP. HCM.
Dù Saigon Diamond Corp ghi nhận khoản lỗ lũy kế tới gần 204 tỷ đồng, vẫn có 9 nhà đầu tư đăng ký mua tổng cộng gần 40 triệu quyền mua, gấp 3 lần số lượng đưa ra đấu giá. Kết quả đấu giá cho thấy, đã có 3 nhà đầu tư trúng giá (2 cá nhân và 1 tổ chức) với mức giá trúng bình quân là 19.530 đồng/quyền mua, cao gấp 4,2 lần so với mức giá khởi điểm.
Dữ liệu của VietTimes cũng cho thấy, sau khi thương vụ này diễn ra, Saigon Diamond Corp đã thực hiện tăng vốn thành công và chuyển địa chỉ trụ sở chính về số 19-21 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Còn dự án Tháp SJC, như đã nêu, vừa được UBND TP. HCM thực hiện "cắt gọt" trên giấy./.
Như đã đề cập, tính đến ngày 31/7/2017, cơ cấu cổ đông của Saigon Diamond có sự góp mặt của 3 cổ đông lớn, bao gồm: HFIC, CTCP Tập đoàn phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group) và CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star (Sài Gòn Star) với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 40%, 18% và 42% vốn điều lệ. Cổ đông VIPD Group vẫn được truyền thông đề cập đến như một thành viên trong “hệ sinh thái” của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đã để lại nhiều dấu ấn trên thị trường bất động sản. Trong đó, phải kể tới thương vụ VIPD Group chi ra số tiền "khủng", gần 470 triệu USD, để thâu tóm Vincom Center A của CTCP Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC). Về phía Sài Gòn Star, cổ đông sở hữu nhiều cổ phần nhất tại Saigon Diamond Corp vẫn còn nhiều bí ẩn với giới đầu tư. Dữ liệu của VietTimes cho thấy, Sài Gòn Star được thành lập vào ngày 8/10/2014, đăng ký địa chỉ tại Tầng 10, Tòa nhà Saigon Centre, 65 Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Tham gia góp vốn thành lập bao gồm 9 cá nhân, với tổng vốn điều lệ đăng ký lên tới 980 tỷ đồng. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Phạm Văn Quát (sinh năm 1972), thường trú tại TP. HCM. Cập nhật đến ngày 8/6/2018, Sài Gòn Star đã chuyển đăng ký trụ sở chính về số 19 (Tầng 1 và 2) Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM. Ông Lê Hữu Tâm (sinh năm 1969, Tổng Giám đốc) đã thay thế ông Phạm Văn Quát đảm nhiệm vai trò người đại diện theo pháp luật của Sài Gòn Star. Đáng chú ý, ông Tâm cũng đảm nhiệm vai trò tương tự tại Saigon Diamond Corp kể từ khi thành lập đến nay. Cơ cấu cổ đông của Sài Gòn Star cũng ghi nhận nhiều sự thay đổi, trong đó có sự xuất hiện của cổ đông tổ chức là Bright Honor Global Limited (đăng ký địa chỉ tại thiên đường thuế British Virgin Islands) với giá trị vốn góp lên tới 2.450 tỷ đồng, tương đương với 49% vốn điều lệ. Hội đồng quản trị (HĐQT) của Sài Gòn Star cũng được tiết lộ, bao gồm sự tham gia của ông Li King Man Charles (sinh năm 1957, quốc tịch Trung Quốc) với vai trò Chủ tịch HĐQT và 2 Thành viên HĐQT là: ông Thái Bảo Anh (sinh năm 1974) và ông Châu San Phàm (sinh năm 1984, người Việt gốc Hoa). Trong đó, ông Châu San Phàm từng nắm giữ chức vụ tương tự tại VIPD Group./. |
The Viettimes
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á. /
- Công ty cổ phần Hùng Vương /
- Công ty cổ phần Kinh Đô /
- Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn /
- Saigon Diamond Corp /
- CTCP Sài Gòn Kim Cương /
- Tháp SJC /
- trước đây /
- cắt ngọn /
- SJC Tower /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?
Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.
Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?
Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...
Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?
Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.
Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.
Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?
Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...
Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn
Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...