Suzuki Việt Nam không đủ phụ tùng sửa chữa xe?

19:23 | 06/09/2020

DNTH: Không đủ phụ tùng để thay và báo giá sửa chữa "trên trời" khiến không ít người tiêu dùng trong nước đang dần mất niềm tin vào Suzuki Việt Nam.

Suzuki Việt Nam không đủ phụ tùng sửa chữa xe?

Suzuki Việt Nam không đủ phụ tùng sửa chữa xe?

Thời gian gần đây, khá nhiều khách hàng trong nước “ngán ngẩm” trước dịch vụ bảo hành, sửa chữa sau bán hàng của Suzuki Việt Nam như thiếu phụ tùng thay thế, báo giá sửa chữa thay thế phụ tùng không minh bạch, thậm chí giá báo phụ tùng mỗi nơi một kiểu và chênh giá nhau gấp 2 lần.

Cụ thể, một khách hàng sử dụng chiếc Suzuki Ertiga bị mất cặp gương nên phải vào đại lý Suzuki Việt Nhật (Biên Hoà, Đồng Nai) để yêu cầu báo giá thay thế cặp gương chính hãng. Tại đây, đại lý Suzuki Việt Nhật báo giá thay thế phụ tùng cho khách hàng gồm toàn bộ công sơn, thay lắp cho cặp gương là hơn 12 triệu đồng.

Nhận thấy mức giá cho cặp gương quá cao, chủ xe có trao đổi và được nhân viên đại lý cho biết, đây là giá do phòng dịch vụ báo và giá tại mọi đại lý đều như nhau.

Giá cặp gương xe Ertiga tại đại lý Suzuki Việt Nhật hơn 12 triệu đồng, trong khi đại lý khác báo giá chỉ 6 triệu đồng

Sau khi chấp nhận thay thế cặp gương với mức giá hơn 12 triệu đồng tại Suzuki Việt Nhật, chủ nhân chiếc Suzuki Ertiga không khỏi giật mình khi được một người quen làm việc tại một đại lý Suzuki chính hãng khác cho biết mức giá của cặp gương theo báo giá của hãng chỉ hơn 6 triệu đồng.

Như vậy, một cặp gương Suzuki Ertiga theo giá niêm yết chỉ có giá khoảng hơn 6 triệu đồng.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên khách hàng bức xúc với giá phụ tùng tại các đại lý xe Suzuki Việt Nam. Năm 2019, một câu chuyện về chi phí mà khách hàng của đại lý Suzuki gặp phải cũng từng gây xôn xao dư luận.

Cụ thể, chủ của chiếc xe Ertiga sau khi từ chối làm dịch vụ sửa chữa chính hãng tại Suzuki vì giá quá đắt (gần 300 triệu đồng), đã bức xúc khi thấy đại lý tính tiền giữ xe tại bãi lên đến 250.000 đồng/ngày.

Theo lời chia sẻ của chủ xe, chiếc Ertiga mới mua được khoảng 1 tháng tại một đại lý ở Bình Định thì gặp tai nạn. Sau đó, xe được đưa về đại lý để làm giám định bồi thường từ bảo hiểm.

Chủ xe cho biết đại lý giam xe kéo dài thời gian sửa chữa lên tới 3 tháng với lý do không đủ phụ tùng thay nên đã quyết định đưa xe ra ngoài.

Đến lúc thanh toán chi phí để xe ở đại lý, người này mới tá hỏa khi nhận bảng báo giá lên tới 13,25 triệu đồng, trong đó có 7,5 triệu tiền công tháo xe kiểm tra hư hỏng và 5,75 triệu tiền gửi xe ở bãi. Như vậy chi phí gửi xe mỗi ngày là 250.000 đồng.

Choáng váng nhất là hóa đơn báo giá sửa chữa lên tới gần 300 triệu đồng. Theo báo giá, rất nhiều hạng mục phải thay thế, trong đó đắt đỏ nhất là càng láp ngoài bên phải giá hơn 27 triệu, càng láp trái phía trước gần 23 triệu, túi khí tài xế gần 22 triệu, dây an toàn phía trước hơn 17 triệu/chiếc hay két nước làm mát hơn 15 triệu đồng. Chi phí cho nhân công là 22,6 triệu đồng.

Khi đối chiếu với báo giá tại một đại lý khác thì cũng cùng các hạng mục và linh kiện trên nhưng chi phí thay thế thấp hơn rất nhiều.

Ngoài việc báo giá sửa chữa quá cao và không minh bạch, một số đại lý của Suzuki Việt Nam còn thiếu phụ tùng linh kiện thay thế cho xe.

Chiếc Suzuki Ertiga mới nằm tại gara hơn 9 tháng mới có phụ tùng để sửa chữa

Đỉnh điểm nhất là hành trình đòi bồi thường chiếc xe Suzuki Ertiga mới của một khách hàng ở Cà Mau bị tai nạn nhưng phải nằm “chờ chết” tại đại lý hơn 9 tháng do đại lý không có phụ tùng để thay thế.

Cụ thể, chiếc Suzuki Ertiga được người này mua tại đại lý Suzuki Ngọc Anh (tỉnh Cà Mau) vào tháng 10/2019 và sau đó một tháng chiếc xe gặp tai nạn. Sau đó, xe được đưa về đại lý để làm giám định bồi thường từ bảo hiểm.

Tuy nhiên, chiếc xe gặp nạn nằm tại gara hơn 9 tháng vẫn không được sửa chữa, khi chủ xe nhiều lần thắc mắc thì nhân viên kỹ thuật tại đại lý mới thừa nhận việc chậm trễ trong việc sữa chữa là do linh kiện phụ tùng quá khan hiếm, phải chờ đợi nhập khẩu rất lâu từ chính hãng.

Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều vụ việc khiến khách hàng bức xúc trước cách làm việc của Suzuki Việt Nam.

Theo ý kiến đánh giá của nhiều khách hàng, giá phụ tùng quá cao và việc phụ tùng không có ngay để thay ngay khiến không ít người tiêu dùng trong nước đang dần mất niềm tin vào Suzuki Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến xe của thương hiệu này thường xuyên lọt vào danh sách bán chậm hàng tháng, thậm chí là "ế nặng”.

Bảo Minh

Theo VNF

https://vietnamfinance.vn/suzuki-viet-nam-khong-du-phu-tung-sua-chua-xe-20180504224243335.htm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chào bán trái phiếu lãi suất 18%/năm, Apec Group mạnh cỡ nào?

Việc thông qua phương án phát hành trái phiếu với lãi suất lên đến 18%/năm khiến giới đầu tư đặt ra nhiều câu hỏi về tầm vóc của Apec Group.

Ông chủ khách sạn xây dựng khu sinh thái trên đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh là ai?

Liên tục bị chính quyền địa phương “nhắc nhở”, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ban ngành vào cuộc kiểm tra, xử phạt và buộc tháo dỡ các hạng mục vi phạm trên đất rừng lâm nghiệp nhưng chủ khu đất rừng tại xã Mỹ Lộc (huyện...

Xử lý những tấm pin Mặt Trời đã hết hạn sử dụng như thế nào?

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cần phát triển công nghệ có khả năng xử lý hiệu quả, thậm chí có thể tái sử dụng những tấm pin Mặt Trời khi hết hạn.

Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?

Uy tín trên thị trường quốc tế đang giúp Vinamilk, doanh nghiệp xuất khẩu sữa lớn nhất hiện nay tăng trưởng tích cực và vững vàng vượt làn sóng Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 vừa qua.

Ngân hàng dư tiền, lãi suất tiếp tục giảm?

Tiếp nội xu hướng của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm trong tháng 8 vừa qua và những ngày đầu tháng 9 này, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tiếp tục dư thừa. Xu hướng lãi...

Vụ sập công trình 4 người chết: Hiện trường tố cáo quá trình thi công thiếu an toàn

Bằng trực quan tại hiện trường vụ sập taluy khiến 4 công nhân tử nạn mới đây ở Phú Thọ, một số chuyên gia xây dựng nhận định quá trình thi công công trình này là quá liều lĩnh.

XEM THÊM TIN