Tam hợp - Tương Dương… Đổi thay nhờ cây nghệ
07:10 | 15/08/2019
DNTH: DN&TH; Tam Hợp là một xã thuộc vùng biên giới của Huyện Tươn Dương- Nghệ An, đại đa số người dân sinh sống ở đây là bà con dân tộc thuộc các tộc Thái, Mông, Tày pong. Cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu nhờ vào mấy vạt lúa nương và vài con thú săn bắt trong rừng. Vài năm trở lại đây, TĐTNXP 9 mang cây nghệ về với bà con, hướng dẫn trồng và bao tiêu sản phẩm, cuộc sống người dân nơi đây đã thực sự đổi thay.
Trong những ngày trung tuần tháng 8 nhóm Pv chúng tôi đã có chuyến về với huyện vùng cao Tương Dương. Dẫn đường cho chúng tôi ông Lồ Văn Tăng, hành nghề xe ôm tại thị trấn Hòa Bình cảnh báo, đường vào đến UBND xã Tam Hợp dù lên dộc xuống đèo nhưng đã được rãi nhựa nên được gọi là dễ đi. Tuy nhiên quảng đường từ UBND vào đến tổng đội và vào các hộ dân còn là đường đất thì mới thực sự là khó, nắng còn đỡ, trời mưa thì xác định ở lại đợi đường khô chư đừng mong về được. Hai chúng tôi với chiếc xe máy sau gần 3 tiếng đồng hồ trèo đèo lội suối cuối cùng cũng đến về đến đích. Trải dài trước mắt chúng tôi là đồi với núi, xen lẫn đó là các vạt nương trồng cây nghệ đỏ xanh mượt nhìn xa xa nói theo ngôn ngữ của người xuôi quen nhìn bê tông cốt thép thì mát cả mắt.
Làm cỏ cho cây nghệ
Tiếp chúng tôi bên vượn nghệ mới được 3 tháng tuổi anh Vừ Giống Chùa người Mông tại bản Huồi Sơn xã Tam Hợp, phấn khơi cho biết mấy năm nay trồng cây nghệ đỏ thu được nhiều củ, bán được nhiều tiền sướng cái bụng lắm. Trước đây trên phần đất này được mình trồng lúa, trồng gừng, nhưng mỗi mùa chỉ thu được ít, vì lúc đó cái bụng nghĩ rằng trồng để ăn, để dùng cho gia đình thôi chứ không phải trồng để bán. Còn trồng nghệ đỏ làm theo sự hướng dẫn của cán bộ TĐTNXP 9 thì trồng rất nhiều, củ cũng nhiều, vụ vừa qua mình thu được 45 tấn. Anh cho biết thêm “Trồng cây nghệ này thì dễ hơn trồng lúa, lúa làm cỏ vất vả lắm, lại thu được ít, bán thì hay bị họ chê. Cò cây nghệ này thì dễ chăm sóc hơn, lại có chỗ để bán ổn định. Từ đầu năm đến giờ ta cũng thu được nhiều tiền từ bán nghệ này rồi đó. Sang năm sẽ làm thềm vài rãy nữa,không cần phải vào rừng chặt gỗ và săn thú nữa, ta ở nhà chăm rãy nghệ bán cũng được khối tiền.
Huồi Sơn là bản đầu tiên trồng thử nghiệm cây nghệ đỏ, đồng thời đây cũng là đơn vị có diện tích và số hộ tham gia trồng loại cây dược liệu này nhiều nhất xã Tam Hợp, với 63 hộ, và trên 10ha. Do đã có kinh nghiệm và kỹ thuật trồng nghệ vàng, chính vì vậy vụ mùa năm nay dân bản Huồi Sơn thu được trên 450 tấn trên 10 ha diện tích. Với giá bán 4000 nghìn đồng/1kg nghệ tươi, nhiều hộ gia đình ở Huồi Sơn có thu nhập tiền trăm triệu.Ông Vừ Tồng Lông chia sẻ“Chúng tôi mừng, và tin vào loại cây này lắm, vì trồng ra bao nhiên TĐTNXP 9 mua bằng hết Nên năm nay trong bản Huồi Sơn phấn khởi lắm, nghệ đỏ trồng được nhiều củ, có nhà thu được 100 triệu từ cây nghệ, còn cứ bình quân là từ 20-50 triệu thì được nhiều nhà.
Thu hoạch
Được biết nghệ đỏ được huyện Tương Dương đưa vào trồng thử nghiệp tại xã biên giới Tam Hợp từ năm 2016, ban đầu chỉ có 25 hộ tham gia trồng, nguyên nhân là do người dân vẫn còn hoài nghi về tỷ lệ thành công của loại cây dược liệu này. Vì trong tiền lệ cây gừng cũng đã trồng ở đây, nhưng cho năng suất rất thấp, đầu ra tiêu thụ lại không ổn định. Tuy nhiên do những đặc tính phù hợp của nghệ với đất, khí hậu, thổ nhưỡng, cùng với đó là sự vào cuộc tích cực của tổng đội thanh niên xung phong 9, trong việc hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống trồng, bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho nhân dân, loại cây trồng này đã chiếm được lòng tin của dân bản nơi đây. Vụ này trên địa bàn xã Tam Hợp huyện Tương Dương có 3 bản trồng nghệ, với 122 hộ, sản lượng dự kiến thu về từ 800 -900 tấn/20ha diện tích. Ông Vương Trung Uý – Tổng đội trưởng ĐTNXP 9 Tam Hợp, huyện Tương Dương chia sẻ quá trình mang cây nghệ với ba con nới đây.“ Năm 2015 anh em tổng đội vào tận Đắc Lắc để chọn giống, sau đó phát cho bà con trồng thử nghiệm. Năm đầu tiên chúng tôi nhận thấy loại cây này thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhượng và trình độ canh tác của bà con nơi đây. Nó là cây dễ tính, bà con chỉ phải bỏ công làm cỏ khoảng 3 lần trên một vụ đến khi cây nghệ lớn tánphủ kín đất là được, không cần phải bón phân hay dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh gì. Nói chung trồng cây nghệ bà con không phải đầu tư một cái gì chỉ bỏ công ra chăm sóc, đến như giống năm đầu tổng đội hỗ trỡ 100% đến năm thứ 2 hỗ trỡ 50%, các năm kế tiếp bà con chỉ cần để lại củ chúa để trồng cho vụ kế tiếp. Để cây nghệ là một cây chủ lực trong việc xóa đói giảm nghèo chúng tôi thực hiện việc ký cam kết bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường. Tuy nhiên những hộ trồng cây nghệ cũng phải cam kết không dùng thuốc diệt cỏ để làm cỏ, không tham gia khai thác lâm sản và săn bắt thú rừng. Tổng đội phối hợp với chính quyền địa phương, Biên phòng và Kiểm lâm, nếu phát hiện hộ nào vi phạm chúng tôi sẽ từ chối thu mua.”
Được biết cây nghệ là cây dược liệu quý, thời gian trồng và thu hoạch trong một năm. Rất thích hợp với bà con dân tộc người Mông ở bản Huôi Sơn và Phà Lòi, rất chăm chỉ nhưng mong muốn có thu nhập trước mắt. Để bà con yên tâm sản xuất và gắn bó lâu dài với cây trồng này, TĐTNXP9 cũng đã đầu tư xưởng chế biến tinh bột nghệ tại địa phương. Tuy nhiên để sản phẩm tinh bột nghệ sạch có nguồn gốc 100% từthành phần thiên nhiên( 70% nghệ đỏ + 30% mật ong rừng) đến với người tiêu dụng là cả một chặng đường dài. Điều đó cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền và sự ủng hộ của người tiêu dùng.
Cán bộ tổng đội thu mua tại nhà
Nói về cây nghệ đỏ đã mang lại gì cho bà con nơi đây ông Lê Hồng Thái- Bí đảng ủy xã Tam Hợp huyện Tương Dương cho hay: “Với năng suất đạt từ 40-45 tấn/1ha, cây nghệ đã mang lại thu nhập hơn 3 tỷ đồng cho ba con nơi đây trong hai năm qua. Từ hiệu quả kinh tế mang lại, tình hình an ninh trật tự, quốc phòng trên địa bàn có những chuyển biến tốt đẹp. Phải nói thêm Tam Hợp là địa bàn rất phức tạp về giao thông, và điểm nóng về đói nghèo, tôn giáo, nạn phá rừng trái phép, nên tìm kiếm được cây trồng phù hợp, được nhân dân đồng thuận như vậy là điều mà chúng tôi loay hoay tìm kiếm trong nhiều năm”.
Từ những tín hiệu tích cực này, thời gian tới nghệ sẽ là cây chủ lực giúp nhân dân xã Tam Hợp huyện Tương Dương xóa đói, giảm nghèo, điều mà đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Tày pọng ở địa bàn biên giới này ao ước bấy lâu nay.
Ngọc Giáp
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Tày pong /
- Mông /
- Thái /
- TĐTNXP 9 /
- trở lại đây /
- cây nghệ /
- Tam hợp /
- Tương Dương /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang
DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...